Các nước quy định Halal như thế nào?

Thị trường các nước Islam vốn được các chuyên gia đánh giá cao về tiềm năng và triển vọng phát triển. Dù cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam đều tương thích với nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia Trung Đông nói riêng và thị trường các nước có dân số theo tôn giáo Islam nói chung nhưng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt vẫn còn gặp nhiều rào cản do không đáp ứng được tiêu chuẩn Halal. Quy định các nước về Halal gần như giống nhau nhưng vẫn có khác biệt nhỏ về cơ sở cấp chứng chỉ ở từng nước.

Thị trường tiềm năng của sản phẩm Halal

Các mặt hàng đạt chứng nhận Halal rất đa dạng, từ các loại thịt, nông sản, thực phẩm đến các loại dầu mát xa. Không chỉ người theo Islam giáo, mà người tiêu dùng ở các quốc gia khác cũng có nhu cầu sử dụng sản phẩm Halal. Ngay cả Nhật – đất nước chỉ có một lượng nhỏ dân số là người Muslim, quốc gia này vẫn phát triển được thị trường tiêu thụ các sản phẩm như sữa tắm, dầu mát xa đạt chứng nhận Halal.

Halal theo tiếng Ả Rập mang nghĩa là “cho phép” hay “hợp pháp”. Quy định các nước về Halal đều có điểm chung đó là sản phẩm phải có quy trình sản xuất, chế biến đảm bảo sự “tinh khiết” và không có thành phần Haram (chất cấm). Có thể nói người tiêu dùng nơi đây đặc biệt dành nhiều sự quan tâm cho sức khỏe của họ.

Các chuyên gia nhận định, nền kinh tế Halal dự kiến đạt 2 nghìn tỷ đô vào năm 2023. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng trọt, sản xuất thực phẩm, 80% hàng nông sản ở khu vực Trung Đông đều là hàng xuất khẩu. Ngành công nghiệp thực phẩm Halal được đánh giá là vẫn chưa được khai thác hết sở dĩ do nhiều sản phẩm tiềm năng từ các nước như Việt Nam chưa đạt chuẩn Halal.

Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này là doanh nghiệp Việt chưa hiểu rõ quy định các nước về Halal. Với mỗi quốc gia, họ đều có quy định riêng về đơn vị cấp chứng chỉ này.

Quy định các nước về Halal rất rõ ràng và nghiêm ngặt

Malaysia

Với số lượng tín đồ Muslim chiếm đến hơn 60% tổng dân số, Malaysia dẫn đầu về phát triển công nghiệp Halal trên thế giới. Từ thực phẩm, chứng nhận Halal đến tài chính, quốc gia này đều đứng trong hàng top tăng trưởng. Malaysia cũng là nước có tổ chức chứng nhận Halal đầu tiên trên thế giới, đó là JAKIM – đây cũng chính là tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và đảm bảo chất lượng cho ngành công nghiệp Halal.

Quy định các nước về Halal đều phải được xây dựng dựa trên nền tảng cốt lõi của JAKIM. Ngoài ra, Malaysia cũng đã tổ chức các sự kiện lớn như Triển lãm Halal quốc tế Malaysia (MIHAS) và Diễn đàn Halal thế giới (WHF) để phát triển và đưa sản phẩm Halal ra toàn thế giới. Quốc gia này quy định tất cả sản phẩm từ thịt phải được chứng nhận Halal bởi JAKIM mới được phép xâm nhập vào thị trường Malaysia.

Các mặt hàng không đủ tiêu chuẩn sẽ không được đóng nhãn Halal và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của sản phẩm. Quy định các nước về Halal rất rõ ràng nên người Muslim sẽ không chọn mua sản phẩm không đủ chuẩn theo quy định vì đây đã trở thành thị hiếu tiêu dùng của họ. Công nhận JAKIM cũng được chấp thuận rộng rãi trên thế giới trừ Indonesia và GCC.

UAE

Nếu như trước đây chỉ có JAKIM của Malaysia đi đầu trong việc quy định và cấp chứng chỉ cho sản phẩm Halal thì hiện nay tổ chức này cũng đã công nhận cho nhiều đơn vị khác. Mới đây, vào cuối năm 2017, Cơ quan Tiêu chuẩn và Đo lường Emirates (ESMA) của UAE đã nhận được sự công nhận của Malaysia và được sự cho phép vận hành hệ thống kiểm soát sản phẩm Halal.

“Sáng kiến ​​do UAE đưa ra, một sáng kiến ​​đầu tiên ở Ả Rập và Trung Đông, sẽ mở ra tầm nhìn xuất khẩu cho các nhà sản xuất trong nước, cũng như xuất khẩu và tái xuất khẩu hỗ trợ cho hàng chục thị trường mới, được phản ánh tích cực trên sự hỗ trợ và khuyến khích các ngành công nghiệp quốc tế, đặc biệt là ở các thị trường Đông và Đông Nam Á và lục địa Úc, và cũng đóng góp vào an ninh lương thực trong nước, ”Abdullah Abdul Qader Al Maeni, Tổng giám đốc ESMA cho biết.

Việc được công nhận sẽ giúp UAE dễ dàng xâm nhập vào Malaysia cũng như thuận lợi đưa sản phẩm của mình vào 60 thị trường mà Malaysia chấp thuận hệ thống kiểm định sản phẩm Halal. Ngoài ra, UAE còn là quốc gia mà nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đặt trụ sở tại đó, thuận tiện cho việc giao thương và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài vào UAE.

Quy định các nước về Halal tuy có những điểm khác nhau nhưng đều rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất. Khi muốn đưa sản phẩm vào thị trường UAE, chứng nhận Halal của bạn phải được cấp bởi tổ chức đã đăng ký với ESMA. Hiện nay, trong khu vực châu Á chỉ có Việt Nam, Singapore, Philippin và Nhật Bản là các quốc gia được phép cấp chứng chỉ Halal mà được chấp thuận bởi ESMA.

Indonesia

Indonesia là một thị trường lớn với 80% dân số theo Islam. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm Halal rất lớn nên các quốc gia có thế mạnh về sản xuất, chế biến nông sản như Việt Nam đều muốn xâm nhập thị trường này. Quy định các nước về Halal phần lớn đều đi theo quy định của Malaysia nhưng với Indonesia, người tiêu dùng lại chỉ tin vào tính hợp pháp của sản phẩm dựa trên Công nhận MUI.

Đây là một trong những giấy tờ bắt buộc mà doanh nghiệp bạn phải có nếu muốn xuất khẩu sang Indonesia. Chứng nhận Halal phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cấp bởi Hội đồng Ulama của Indonesia (MUI). Tổ chức này quy định rõ chỉ nhập khẩu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về thành phần thực phẩm, quy trình sản xuất, các yêu cầu cụ thể trong lò mổ và cả về sổ tay ghi chép khi sản xuất.

Với những quy định các nước về Halal chặt chẽ và chi tiết như vậy, doanh nghiệp bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để xâm nhập được vào những thị trường tiêu dùng khổng lồ này. Nếu không may mắn lỡ mất thời điểm tốt, doanh nghiệp của bạn sẽ không còn khả năng đưa sản phẩm của mình đến các quốc gia Trung Đông nữa.

Để giúp các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đến gần hơn với những thị trường này, Halal Việt Nam (HVN) đã được thành lập và hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp trong 10 năm qua. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và sớm sở hữu chứng nhận Halal, hãy liên hệ ngay HVN để được hỗ trợ tốt nhất./.

Halal Việt Nam HVN – Hội đồng đánh giá và cấp chứng nhận Halal tại Việt Nam
– Trụ sở
: Số 4/67- An Đào C, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
– Chi nhánh HCM: P.702A Tầng 7, Tòa Nhà Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
– Hotline: +84 90 637 8666+84 936 220 768+84 988 450 093
– Email: info@halalvietnam.vn
– Fanpage: fb.com/halalvietnam.vn
– Website: https://halalvietnam.vn/

Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi qua emai: info@halalvietnam.vn hoặc qua liên hệ nhanh bên dưới:

    0909.245.697
    Liên hệ