”LUẬT SHARIAH LÀ GÌ?” Luật Islam bao gồm cả hai chủ đề: Niềm tin (aqidah) và luật học – lí thuyết hoặc cách hành xử luật (fiqh)

 

Ghi chú: Các nguồn tư liệu Islam gồm Thiên kinh Qur’an, đường lối của Thiên sứ Muhammad (sunnah), sự nhất trí (jtma), phép loại suy (Qiyas).

* Islam được lĩnh hội bao gồm 3 yếu tố:

1 > AQIDAH: liên quan đến những hình thức tin tưởng và niềm tin của người Muslim đối với Allah Đấng tối cao và ý muốn của Ngài.

2 > AKHLAQ: liên quan đến đức hạnh, quan điểm và lương tâm nghề nghiệp mà một người Muslim thi hành bằng hành động thực tế.

3 > SHARIAH: liên quan đến những hình thức của hành động thực tế mà người Muslim chứng tỏ bằng đức tin và niềm tin của y.

* Shariah được xác định bằng diện mạo thực tế qua cuộc sống đời thường của người Muslim bao gồm 2 phần:

IBADAH: liên quan đến sự thiết thực của việc thờ phượng Allah (quan hệ giữa con người và Allah)

MU’AMALAT: liên quan đến sự thiết thực của thói quen đời thường khác nhau (quan hệ giữa người với người)
HALAL: Vật chất hoặc hành đông được chấp nhận hoặc hợp lệ theo luật Shariah.

HARAM (không halal): Vật hoặc hành động không được phân loại là Halal theo Tiêu chuẩn này và vật hoặc hành động bị cấm đoán hoặc bất hợp lệ theo luật Shariah

NGHI NGỜ : Vật hoặc hành động không rõ ràng và tình trạng của nó không được xác định rõ ràng là Halal hay là Haram (ví dụ như bản chất của nguyên liệu được dùng trong sản xuất thực phẩm)

CHẤT BẨN :

1. Chất bẩn theo luật Shariah là:

a/ Vật mà bản thân chúng không được phép sử dụng như heo (lợn) và tất cả chiết xuất từ chúng, máu và xác chết.

b/ Chất lỏng hoặc vật bài tiết ra từ hậu môn hoặc các lỗ của con người hoặc súc vật như nước tiểu, phân, máu, dịch ói mửa, mủ, tinh dịch và trứng heo và chó, ngoại trừ tinh dịch và trứng của súc vật khác.

c/ Xác chết hoặc súc vật Halal không được giết mổ đúng theo luât Shariah

d/ Thịt Halal tiếp xúc trực tiếp (chạm vào) với vật mà luật Shariah cho là chất bẩn

2. Có 2 loại chất bẩn liên quan đến nền công nghiệp chế biến thực phẩm:

a) Chất bẩn nghiêm trọng được gọi là Mughallazah, cụ thể là: heo (lợn) và chó và chất lỏng từ chúng, vật bài tiết ra từ miệng, hậu môn… của chúng, con cháu và vật phát sinh từ chúng.

b) Chất bẩn trung bình được coi là Mutawassitah, là những thức uống có cồn (khamar), xác chết hoặc súc vật Halal không được giết mổ đúng theo luật Shariah, máu, chất ói mửa, mủ, chất lỏng hoặc vật thải ra từ miệng, hậu môn…

NGHI THỨC TẨY RỬA

Quá trình này phải tuân theo luật Shariah để loại bỏ chất bẩn nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, quá trình này phải đảm bảo tẩy rửa hoàn toàn mùi, chất dơ và màu.

Ghi chú: nghi thức thực hành tẩy rửa có thể khác nhau ở 4 trường phái của Islam khi bị ô nhiễm bởi chất bẩn nghiêm trọng.

CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HALAL

Chế biến thực phẩm Halal là quá trình quản l‎ý việc phát triển sản phẩm thu mua, nhận hàng, sản xuất, lưu trữ và phân phối thực phẩm qua tổ chức và dây chuyền cung cấp đúng theo nguyên tắc chung của luật Shariah

1- Sản xuất thực phẩm từ sữa

Sản phẩm từ sữa được định nghĩa là thực phẩm được sản xuất từ sữa. Sữa nguyên liệu trong sản xuất là sữa bò, mặc dù sữa của các động vật khác như dê, cừu cũng được sử dụng. Sữa nguyên liệu được chế biến thành sản phẩm cho người tiêu dùng như phô mai, bơ, kem và các loại sữa khác (sữa tươi hay sữa đặc). Có các dạng chế biến khác nhau khi sản xuất thực phẩm từ sữa; sản xuất sữa có thể yêu cầu quá trình tiệt trùng hay đồng nhất. Ngoài ra, các sản phẩm phô mai được tạo ra bằng cách thêm môi trường khởi đầu như vi khuẩn vào sữa hay sản phẩm từ sữa.

2- Sản xuất thực phẩm đóng gói

Thực phẩm đóng gói được định nghĩa là sản phẩm thực phẩm được sản xuất ngay từ đầu được bán dạng gói, như hộp thiếc và hộp nhựa. Những thực phẩm này được đóng gói để đảm bảo giữ được lâu; bởi vì ngày nay thực phẩm có thể được vận chuyển qua quãng đường xa trước khi được tiêu thụ. Ngoài bảo quản chất lượng ban đầu của thực phẩm, bao bì cũng có thể được sử dụng để chứa hoặc giữ thực phẩm an toàn, ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại vật chất cho thực phẩm, cung cấp cho người dùng cuối các chi tiết về thực phẩm, và đó là một cách thuận tiện để xử lý và vận chuyển các gói thực phẩm với số lượng lớn.

3- Sản xuất đồ uống/nước sốt

Đồ uống được định nghĩa là một chất lỏng đặc biệt cho tiêu dùng của con người. Hầu hết đồ uống chứa một số dạng nước được dùng làm thành phần chính trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, một số đồ uống nhất định như nước trái cây tươi và sữa bản thân đã chứa nhiều nước, do vậy không cần thêm nước vào trong thành phần.

Nước sốt là dạng thực phẩm lỏng hay bán lỏng được dùng như gia vị hay trong chế biến thực phẩm. Nước sốt được làm tươi để dùng ngay hay làm sẵn và đóng chai để sử dụng thương mại. Nước sốt làm sẵn thường qua một quá trình lên men để đảm bảo giữ được lâu. Đồ uống và nước sốt thường được bán trong chai vì hình dáng của chai làm cho chất lỏng chảy ra khỏi chai tốt hơn. Chai đồ uống và nước sốt thường được làm từ thủy tinh hay thông dụng hơn là chai nhựa (polyethylene terephthalate).

4- Sản xuất bánh kẹo

Bánh kẹo được định nghĩa là một loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Bánh kẹo hiện đại có thể được sản xuất với hương vị và màu nhân tạo. Một dạng chung của bánh kẹo là kẹo, được sản xuất bằng cách hòa tan đường vào nước hay sữa để tạo xi-rô (nước ngọt). Xi-rô sau đó được đun sôi tới khi đạt độ đặc mong muốn (phụ thuộc vào loại kẹo được sản xuất), hay tới khi nó bắt đầu biến thành caramen. Kết cấu của kẹo phụ thuộc vào nồng độ đường trong xi-rô; hàm lượng đường thấp làm cho bánh kẹo có kết cấu mềm hơn. Một vài dạng kẹo có thể chứa gelatin, có thể làm cho kẹo trở nên không ăn được với một số người vì l‎ý do tôn giáo hoặc ăn chay.

5-.Sản xuất thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh được định nghĩa là thực phẩm được bảo quản bằng quá trình đông lạnh, là phương pháp chung để bảo quản thực phẩm. Đông lạnh làm chậm quá trình phân hủy thực phẩm, vì vi khuẩn không thể sinh trưởng khi có đá. Các phản ứng hóa học mà có thể xảy ra tự nhiên ở nhiệt độ phòng cũng giảm. Công nghiệp thực phẩm dùng một kỹ thuật gọi là đông lạnh nhanh, dùng nitơ lỏng hay hỗn hợp đá khô hay cồn để đông lạnh thực phẩm. Sau đó thực phẩm được giữ ở nhiệt độ -18° C. Ví dụ thực phẩm thường được giữ đông lạnh là thịt và cây trồng hiếm. Thực phẩm giữ lạnh được định nghĩa là thực phẩm được giữ ở nhiệt độ ngăn mát (dưới 8° C). Mục đích của giữ lạnh cũng giống như cấp đông, nhưng thường áp dụng cho thực phẩm dễ bị hỏng hơn như sản phẩm sữa và rau, có thể bị tác dụng ngược lại bởi quá trình cấp đông. Thực phẩm giữ lạnh có thời gian lưu trữ ngắn hơn so với thực phẩm đông lạnh vì sự tồn tại của nước có thể vẫn tạo điều kiện giới hạn cho hoạt động của vi khuẩn.[/vc_toggle][vc_toggle title=”QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT VÀ RAU CỦ”
Nguyên vật liệu bắt nguồn từ thực vật và rau củ các loại đều Halal, miễn là không bị nhiễm bẩn bởi chất cồn.

Tuy nhiên, trên quy trình dây chuyền hiện đại, súc vật và rau củ có thể được chế biến trên cùng một dây chuyền, cùng một trang thiết bị, tăng khả năng nhiểm bẩn cao. Ví dụ, ở một số nhà máy, thịt heo và đậu cũng như bắp được đóng hộp trên cùng một thiết bị. Khi nào thủ tục lau chùi được áp dụng đúng đắn và sản phẩm Halal được tách biệt khỏi sản phẩm không Halal thì sự nhiểm bẩn mới có thể tránh được. Những thành phần chức năng có nguồn gốc từ động vật như chất chống sủi bọt thì không được dùng trong quy trình chế biến rau củ. Chủ đích của việc đưa các thành phần Haram vào trong sản phẩm thực vật và rau củ có thể khiến cho chúng trở thành Haram. Dĩ nhiên là hỗ trợ chế biến và phương pháp sản xuất phải được giám sát cẩn thận để duy trì tình trạng Halal của các sản phẩm rau củ.”ĐIỀU KIỆN GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT VÀ GIA SÚC NHƯ THẾ NÀO?”Chúng ta phải hiểu rằng chỉ thịt động vật Halal thì người Muslim mới được phép tiêu thụ. Một động vật nằm trong chủng loài Halal thì mới được giết mổ theo cách Halal. Ngoài cách cắt cổ ít gây đau đớn và chết nhanh, Islam còn đặt nặng vấn đề đối xử nhân đạo đối với động vật. Động vật phải được nuôi, chuyên chở, bắt và giữ theo điều kiện nhân đạo. Vì thế cách đập đầu, chích điện để gây ngất trước khi cắt cổ sẽ không được chấp nhận trong công nghệ giết mổ Halal.

1.1 ĐIỀU KIỆN VÀ CÁCH THỨC CẮT CỔ (dhabah)

Dhabah được xác định là phương pháp giết động vật với mục đích duy nhất là làm cho thịt chúng thích hợp cho con người sử dụng. Những điều kiện sau đây phải được thỏa mãn để Dhabh đạt được yêu cầu của luật Shariah.

1.1.1 NGƯỜI CẮT CỔ

Người thao tác Dhabh phải là người có tinh thần minh mẫn,và là người Muslim trưởng thành. Có thể là nam hoặc nữ. Nếu một người thiếu hoặc mất khả năng do say hay là thiểu năng lí trí thì người ấy phải ngừng công việc cắt cổ ngay. Phải có người Muslim khác vào thay thế vị trí Dhabh này.

1.1.2 DỤNG CỤ

Dao để thao tác Dhabh phải thật sự sắc bén để tạo điều kiện cắt da và mạch máu để máu thoát nhanh và tức thì, nói cách khác là để cho xuất huyết nhanh và toàn bộ. không thể nói là cắt cổ nếu chỉ cắt da và các phần khác mà không cắt mạch cảnh. Không nên mài dao trước mặt động vật đang chuẩn bị cắt cổ.

1.1.3 NƠI CẮT

Nơi cắt được thực hiện trên cổ động vật ở một điểm ngay dưới thanh môn. Theo truyền thống, lạc đà được cắt cổ bằng cách rạch một đường dao ở bất cứ nơi nào trên cổ. tiến trình này được gọi là Nahr. Với cách thức hạn chế hiện đại và cách gây ngất, tiến trình này không còn thích hợp nữa. khí quản và thực quản phải được cắt cùng với động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh. Xương sống không phải cắt. vì thế đầu động vật không hoàn toàn bị nghiêm trọng.

1.1.4 LỜI CẦU NGUYỆN

Tasmiyah hoặc là lời cầu nguyện nghĩa là nhân danh Allah bằng lời Bismillah (nhân danh Allah) hoặc là Bismillah Allahuakbar (nhân danh Allah, Allah vĩ đại) trước khi cắt cổ động vật. Lời cầu nguyện còn khác tùy theo từng trường phái khác nhau. Nhưng lời cầu nhân danh Allah là phổ biến hơn cả và được cho là điều kiện quan trọng của Dhabh.

NHỮNG HÀNH ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN KHI GIẾT ĐỘNG VẬT

· Bắt con vật nằm xuống trước rồi sau đó mới mài dao là việc làm không được chấp nhận. Như đã nói ở trên, vì lý do nhân đạo nên hành động mài dao trước mặt động vật trong lúc cắt cổ là không được chấp nhận.

· Để cho dao cắt chạm vào tủy sống hoặc là cắt đứt cổ động vật là việc làm không được chấp nhận. Việc cắt đứt đầu, đánh vào đầu hoặc là đập đầu là việc làm đáng ghê tởm đối với cộng đồng Muslim nói chung.

· Bẻ gãy cổ, lột da, cắt đứt từng phần hay là nhổ lông trong khi động vật vẫn chưa chết hẳn là không thể chấp nhận. Đôi khi trong các lò giết mổ công nghiệp, để đạt được tiến độ người ta đã tháo sừng, tai, chân trước trong khi con vật vẫn chưa chết hẳn. điều này đi ngược lại với nguyên tắc và yêu cầu của Dhabh và cần phải tránh.

· Thao tác Dhabh với dụng cụ cắt đã cùn (không bén) là không được chấp nhận.

· Không được cắt cổ con vật khi để con khác nhìn thấy cảnh đồng loại bị giết. Điều này đi ngược lại tiến trình giết mổ nhân đạo.

LỢI THẾ CỦA VIỆC GIẾT MỔ HALAL

Tiến trình được bắt đầu với vết cắt bằng con dao sắt như khuyến cáo đã rút ngắn toàn bộ thời gian cắt cổ, và có vẻ như con vật ít đau đớn hơn là gây ngất. Ở những lò giết mổ hiện đại, con vật bị gây ngất trước khi bị giết, đôi khi con vật vẫn không hề bất tĩnh khi bị đánh một lần mà phải đánh thêm lần nữa.

Phương pháp Dhabh cho phép con vật thoát máu nhanh và hiệu quả. Nhịp đập của tim đẩy máu đi vào hệ tuần hoàn. Vì thế tim đập càng mạnh thì máu thoát ra càng nhiều. sự co giật không chủ động của con vật bị giết theo cách thức Dhabh nhiều hơn những con vật bị gây bất tỉnh.

Các điều kiện sinh lý được diễn tả có hiệu lực đối với sự thoát máu của cơ thể con vật, nhưng nó chỉ hoạt động hết công suất nếu con vật bị cắt cổ trong lúc còn sống bằng cách cắt cuống họng và để lại phần cột sống mà không gây bất động cho bộ não của con vật (Khan, 1991). Bằng phương pháp gây ngất hoặc gây sốc, con vật vẫn còn sống một vài phút sau đó. Vì lý do này mà một vài cơ sở giết mổ dùng gây ngất cho súc vật và dùng gây giật trong nước có điện cho gia cầm. Ở một số nước, gây ngất bằng cách đánh đã làm cho súc vật bị chết. Cũng vì lý do này mà một số tổ chức đã không cho phép gây ngất trong quy trình giết mổ Halal (AFIC,2003). “QUY ĐỊNH VỀ CÁ VÀ HẢI SẢN” Để đi đến quyết định cho cá và hải sản, chúng ta cần tìm hiểu sâu rộng về luật của từng trường phái (madhhab) khác nhau cũng như phong tục của từng vùng miền mà người Muslim đang sinh sống.

– Loài cá có vảy đều được tất cả các giáo phái và nhóm Muslim chấp nhận.
-Một vài nhóm Muslim không tiêu thụ cá không có vảy (cá da trơn).
-Có một sự khác biệt rất lớn trong cộng đồng Muslim về các loài hải sản, đặc biệt là các loại thân mềm (như trai, hàu, mực ống) và loài giáp xác (như tôm, cua, tôm hùm).
-Những quy định và các yêu cầu nghiêm ngặt không những đối với cá và các loại hải sản mà còn cả trong gia vị cũng như các thành phần để chế biến sản phẩm đó nữa.”QUY ĐỊNH VỀ SỮA VÀ TRỨNG” Sữa và trứng từ các động vật Halal thì chúng cũng Halal. Hầu hết sữa đều lấy từ bò và trứng từ gà, vịt. Tuy nhiên, ngày tháng và nguồn của sản phẩm cần phải ghi chú cẩn thận.

Rất nhiều sản phẩm được làm từ sữa và trứng. Sữa được dùng làm pho mát, bơ và kem. Trong sản phẩm pho mát sử dụng khá nhiều loại men khác nhau. Các loại men được dùng để chế biến pho mát thì hết sức quan trọng. Chúng có thể phát suất từ động vật Halal hoặc từ động vật không Halal. Hầu hết pho mát đều được làm từ các men có thể là Halal nếu chúng được làm từ các vi sinh hoặc từ thịt súc vật được cắt cổ theo cách thức Halal. Men có thể không Halal nếu chúng được chiết xuất từ thịt lợn (heo) hoặc từ các súc vật không được giết mổ theo cách thức Halal. Dựa vào các loại men được sử dụng trong pho mát hoặc trong các sản phẩm được làm từ sữa khác mà người ta phân loại chúng là Halal, không Halal hay là nghi vấn. Các chế phẩm được làm từ trứng và sữa có nguồn gốc không rõ ràng cũng không được tiêu thụ. Cũng trên cơ sở đó, các thành phần phụ gia chức năng như các chất sữa hóa hoặc là các chất chống mốc cũng phải được kiểm tra để sản phẩm được làm từ sữa và trứng không bị nghi ngờ (Riaz, 2000).”HƯƠNG VỊ VÀ THÀNH PHẦN CỦA NÓ”

Thông thường trong sản xuất hàng hoá tiêu thụ thường sử dụng các thành phần hỗ trợ cho chế biến. Rượu được các nhà sảm xuất sử dụng như là một loại hương liệu như chiết xuất vanilla. Một số công ty cũng sử dụng sản phẩm từ động vật . ICHC đủ điều kiện tìm nguồn gốc xuất xứ của các thành phần, hương vị và điều tra cho tiêu chuẩn phù hợp Halal. Ví dụ, sữa bột có thể chứa các enzyme thịt lợn, hoặc các enzyme động vật khác có thể hoặc không thể là Halal. Không phải tất cả sản phẩm từ trâu, bò là Halal

“ĐỊNH MỨC TIÊU CHUẨN ĐỐI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM”Các mục sau đây cần được quan tâm cho mục đích kiểm tra:

 

Thành phần nguồn như: nguyên liệu, vật liệu, phụ gia chế biến phải được chứng minh bằng giấy chứng nhận Halal từ Hồi giáo chứng nhận cấp.
Nguyên liệu chuẩn bị và thành phần nguyên liệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn halal, vệ sinh an toàn theo yêu cầu.
Cung cấp gà / vịt hay động vật cùng loại phải có nguồn gốc từ một nhà giết mổ có halal chứng nhận.
Bán rượu và các loại tương tự đều bị cấm.
Công cụ và thiết bị phải được làm sạch mỗi lần trước khi và sau khi sử dụng. Và chỉ được sử dụng để nấu ăn thực phẩm Halal.
Tất cả các công cụ và hàng hóa được sắp xếp một cách gọn gàng, sạch sẽ và an toàn.
Mỗi công nhân được khuyến khích trải qua lớp đào tạo Halal.
Các biện pháp an toàn và sạch sẽ phải được tuân thủ.
Lưu trữ nguyên liệu và thành phẩm trước khi hoặc sau khi nấu nướng phải được duy trì ở mức đạt yêu cầu về độ sạch sẽ và an toàn.
Phải có một kho lưu trữ tách biệt đối với nguyên liệu ướt và khô và các nguyên vật liệu phải được bố trí thích hợp.
Xe vận tải được sử dụng chỉ riêng sản phẩm Halal.
Tất cả mọi thứ có liên quan đến việc xử lý thực phẩm (hàng hóa, bếp, công cụ, bảo quản, đóng gói) chỉ riêng cho sản phẩm Halal.”ĐỊNH MỨC TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM HALAL” size=”lg”]Doanh nghiệp phải xử lý, giám sát và xử lý riêng các sản phẩm Halal.

Nội dung của nguyên vật liệu, sản phẩm hoặc phụ gia trong chế biến phải được Halal.Các mặt hàng phải tuân thủ theo danh mục nêu trong đơn đăng k‎ý.
Khu vực xung quanh phải sạch và không bị ô nhiễm. Lịch trình làm sạch phải được thích hợp và có hệ thống.
Trong quá trình sản xuất, công cụ phải được tổ chức đúng quy trình và phải được giữ an toàn.
Không có hợp đồng của bên thứ ba, ngoại trừ duy nhất sản phẩm Halal.
Vật liệu đóng gói phải không được làm bằng các chất được coi là najis (bẩn thỉu) theo luật Shari’ah Islam và có hại cho sức khỏe người tiêu dung Hồi giáo;
Quá trình đóng gói phải được xử lý hợp vệ sinh trong một điều kiện vệ sinh môi trường hoàn hảo.
Mỗi bao bì phải được in rõ ràng cho dễ đọc, lâu dài và các thông tin sau đây phải có:
Tên và / hoặc thương hiệu sản phẩm (như đã nêu trong Giấy chứng nhận Halal)
Nội dung tối thiểu trong thành phần chế biến.
Danh sách các thành phần
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và thương hiệu.
Tài liệu chứng nhận Halal cho các thành phần của bên thứ ba nếu được sử dụng trong sản xuất(ISO…)
Các thiết bị được sử dụng không được dùng từ bất cứ chất gì được coi là najis (bẩn thỉu) của luật Hồi giá và không có bất kỳ tác dụng phụ nào cho sản phẩm của người tiêu dùng.
Diện tích nhà máy phải được rào chắn hoặc các công ty có thể có một hệ thống điều khiển mà có thể tránh động vật xâm nhập vào từ bên ngoài.”HALAL E-CODES” DOWNLOAD: E Codes(1)[/vc_toggle][vc_toggle title=”MẪU ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HALAL” size=”lg”]DOWNLOAD: MF09_01 DANG KY CHUNG NHAN HALAL“HALAL LÀ GÌ VÀ HARAM LÀ GÌ?” size=”lg”]Halal là gì? Halal là một thuật ngữ có nghĩa là hợp pháp, cho phép hoặc tuân theo quy phạm pháp luật. Trái với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Tiến sĩ Yusuf Al-Qardawi, một học giả muslim định nghĩa rằng: Halal là một hành động được cho phép và hợp pháp, nó bao hàm mọi lĩnh vực của cuộc sống. Ông cũng xác định rằng: Haram là hành động bị Allah cấm làm như: ăn thịt lợn, uống rượu, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, cờ bạc, trộm cắp… sẽ dẫn đến hình phạt vào ngày sau và có thể bị hình phạt ngay cả trong cuộc sống này. Trong khi đó, nhiều người đặc biệt là người không phải là Hồi giáo đã hiểu sai về giới hạn của Halal và Haram. Phần lớn trong số họ thường hiểu rằng Halal và Haram được giới hạn trong thực phẩm và thức uống mà thôi. Trong Hồi giáo, pháp luật của Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả những gì chúng ta ăn và uống, như Allah đã phán trong Thiên Kinh Qur’an:

“Những ai tuân theo Thiên sứ (Muhammad), một Nabi Ummi mà họ đã thấy ghi trong Kinh Taurah và Injil nơi họ-Người ra lệnh bảo họ làm điều lành và cấm cản họ làm điều dữ; Người cho phép họ dùng thực phẩm tốt và sạch và ngăn cấm họ dùng thực phẩm dơ bẩn; và Người tháo bớt gánh nặng của họ và giải thoát họ khỏi các gông cùm đang đè nén họ. Bởi thế, những ai tin tưởng nơi Người và ủng hộ Người và giúp đỡ Người và tuân theo ánh sáng đã được gởi xuống cùng với Người thì là những người sẽ thành đạt ” (Al-Aa’raf: 157).

Tuy nhiên, trong vấn đề ở đây, chúng tôi sẽ tập trung vào Halal (Halal là gì) và Haram liên quan đến thực phẩm và đồ uống, các sản phẩm từ thực phẩm, các sản phẩm thịt, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thành phần thực phẩm, và các tài liệu liên quan tới thực phẩm. Trong Thiên Kinh Qur’an, Allah đã truyền lệnh cho người Hồi giáo và tất cả nhân loại (không phân biệt tôn giáo và chủng tộc của họ) phải ăn và sống trên Halal và Tayyib (tinh khiết, trong sạch, lành mạnh, bổ dưỡng). Trong số rất nhiều câu Kinh Qur’an đã truyền đạt về việc này, đây là một vài bằng chứng:

Hỡi nhân loại! Hãy ăn những thức ăn được phép dùng và tốt sạch và chớ dẫm theo dấu chân của Shaytan; quả thật nó là kẻ thù công khai của các người. (Al-Baqarah: 168) “

Hỡi những ai có niềm tin! Hãy ăn những thức ăn tốt sạch mà TA (Allah) đã cung cấp cho các người; và hãy biết ơn Allah nếu các người chỉ tôn thờ riêng Ngài. ”(Al-Baqarah: 172)

Và hãy ăn các món được phép dùng và tốt sạch mà Allah đã cung cấp cho các người. Nhưng hãy sợ Allah, Ðấng mà các người tin tưởng. (Al Maidah: 88)

Các câu trích dẫn ở trên rõ ràng cho chúng ta thấy rằng Islam đã đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Là người Hồi giáo, chúng ta sẽ ăn để nuôi sự sống, để duy trì sức khỏe tốt và không phải sống để ăn uống. Hồi giáo xác nhận về việc dùng thực phẩm Halal như một vấn đề thờ phượng Allah, như thực hiện một lời cầu nguyện, nhịn chay, bố thí và các hoạt động tôn giáo khác. Nguyên tắc chung sau là: những gì là hợp pháp và những gì là tốt (Tayyib), thì cần được noi theo.

Các sản phẩm sau chắc chắn Halal:

1. Sữa (từ bò, cừu, lạc đà và dê)

2. Mật ong

3. Cá

4. Đồ tự nhiên tươi hoặc rau đông lạnh

5. Rau tươi hoặc hoa quả khô

6. Rau đậu và các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ…

8. Các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch…

Động vật như bò, cừu, dê, hươu, nai, gà, chim, vịt… cũng Halal, nhưng chúng phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo để phù hợp cho tiêu thụ.

Như đã nói trước đó, Haram là trái ngược với Halal, có nghĩa là trái pháp luật. Các mục sau đây đã được phân tích và xem như là Haram dựa trên Thiên Kinh Qur’an và Sunnah của Thiên Sứ Mohammad (cầu xin bình an tới Người):

Danh sách các vật liệu Haram (Yếu tố Haram)

1. Lợn (heo), chó và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng.

2. Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật khác tương tự.

3. Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự khác.

4. Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.

5. Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.

6. Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự khác.

7. Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.

8. Con la và con lừa trong nước.

9. Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm .

10. Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo.

11. Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác.

12. Máu.

13. Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc nhau thai

14. Bất kỳ chất lỏng hay rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân, chất nôn và mủ.

15. Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến.

16. Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh.)

17. Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại

18. Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên.

19. Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên.

Nghi ngờ

Trong khi các loài được phân biệt rõ ràng là Haram hay Halal thì có một số loại khác vẫn còn mơ hồ và cần nhiều thông tin cần thiết. Các mục này thường được gọi tắt là Mashbooh, có nghĩa là “nghi ngờ” hay “có vấn đề” như phụ gia thực phẩm, là chất phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Phụ gia thực phẩm như gelatin, men, chất nhũ hoá… có thể được bắt nguồn từ động vật hoặc thực vật. Câu hỏi là, nếu động vật được giết mổ theo nghi lễ Hồi giáo (Zabihah) đồng thời thực phẩm từ nó có chứa các chất phụ gia Haram thì sẽ là Haram.