“THU NHẬP TỪ NGUỒN HALAL VÀ HARAM”

Hỏi: Anh bạn của tôi làm việc trong nhà hàng, phục vụ mọi thứ trừ rượu nhưng thịt của nhà hàng lại không halal và anh ta biết điều đó; anh ta đem cốc rượu đã uống hết đi rửa, anh ta biết rằng mình không được phép làm việc đó. Câu hỏi đặt ra là: anh ta cảm thấy có lỗi và vì thế không làm ở nhà hàng nữa. Anh ta nhận tiền lương từ công việc đó và muốn mở một nghề kinh doanh halal mới. Liệu anh ta có thể dùng tiền đó để bắt đầu một nghề mới hay không? Nếu tiền của anh ta không halal thì anh ta có cần bỏ lại số tiền đó hay có thể dùng nó và từ khoản lợi nhuận anh ta lấy số tiền tương đương?

 

Trả lời: Công việc mà anh ta làm là một loại hỗn hợp giữa halal và haram. Cùng lúc anh ta phục vụ đồ ăn có thành phần haram như thịt lợn hay thịt của động vật không được cắt cổ đúng cách, anh ta cũng làm những việc halal như rửa đĩa và cốc. Nếu khi làm việc anh ta biết về việc cấm những thứ haram thì thu nhập của anh ta trong tình huống này bao gồm hỗn hợp tiền halal và haram. Vì vậy nếu anh ta muốn sám hối với Allah thì anh ta cần bỏ đi phần tiền thu thập từ việc làm haram bằng cách ước tính càng chính xác càng tốt phần thu nhập từ dịch vụ haram. Anh ta có thể tiêu phần tiền này cho công việc từ thiện và anh ta không thể hưởng lợi từ nó bằng cách dùng vào đầu tư hay việc gì khác. Vì phần thu nhập còn lại là halal nên anh ta được phép sử dụng để thu lợi.

“NHỮNG CÔNG TY, NGÂN HÀNG VÀ CÁ NHÂN GIẢI QUYẾT HAY XỬ LÝ TIỀN LÃI LÀ HARAM”

Hỏi: Tôi làm việc cho Aramco ở phòng Nhà đất. Phòng này đưa ra các khoản vay để xây nhà ở cho công nhân. Các khoản nợ này là khoản cho vay lãi. Công việc của tôi trong phòng này là chia đất và tôi không làm gì liên quan đến ký nợ, làm chứng… Tôi có phạm tội gì không vì công việc của tôi trong bộ phận này là bộ phận cho vay lấy lãi?

Trả lời:
Nếu đúng như bạn mô tả thì công việc của bạn là chia đất và không liên quan trực tiếp đến cho vay lãi, nhưng nó liên quan đến làm việc với những người trực tiếp cho vay lãi và điều này là không được phép vì thuộc loại hợp tác trong việc phạm tội.
Fataawa al-Lajnah ad-Daa’imah, 15/17-18

Shaykh Saalih al-Fawzaan (cầu xin Allah bảo vệ ông) nói:
Những công ty, ngân hàng và cá nhân giải quyết hay xử lý tiền lãi là haram. Người Muslim không được phép làm việc ở những nơi cho vay lãi ngay cả khi họ chỉ làm công việc nhỏ nhặt nhất bởi vì người làm việc cho các tổ chức giải quyết, xử lý tiền lãi này sẽ hợp tác với họ trong việc phạm tội, và hợp tác với những người cho vay lãi cũng sẽ bị nguyền rủa vì Thiên Sứ (cầu xin bình an và hồng ân cho Người) đã nói: “Allah nguyền rủa ai tiêu tiền lãi, ai trả tiền lãi, hai người làm chứng và người viết giấy tờ cho vay lãi.”
Al-Muntaqa min Fataawa al-Fawzaan, 68/8

“CÔNG VIỆC GHI LẠI NHỮNG GIAO DỊCH CHO VAY LÃI LÀ HARAM HAY HALAL”

Hỏi: Tôi làm nghề đánh máy và đôi khi tôi được yêu cầu đánh máy một bức thư gửi tới ngân hàng để thực hiện một số giao dịch, bao gồm cả những trường hợp công ty cho vay hoặc vay tiền và tiền hoa hồng là một số phần trăm tổng số tiền nợ. Tôi hy vọng các anh khuyên tôi liệu Islam có cho phép công việc viết thư như này không?

Trả lời: Công việc ghi lại những giao dịch cho vay lãi là haram và đồng tiền bạn nhận được từ công việc này cũng là haram. Trong hadith đáng tin cậy, Thiên Sứ (cầu xin bình an và hồng an cho Người) đã nguyền rủa người tiêu tiền lãi, người trả tiền lãi, người viết giấy tờ vay tiền và hai người làm chứng. Bạn phải bỏ công việc này đi vì trong những gì là halal thì đã có đủ và con người ta không cần việc làm haram. Nếu người nào từ bỏ cái gì vì Allah thì Allah sẽ đền bù cho người đó bằng cái gì đó tốt đẹp hơn.
Fataawa al-Lajnah ad-Daa’imah, 15/60

“TẠI SAO CÁC SẢN PHẨM THỰC PHẨM PHẢI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HALAL BỞI MỘT TRUNG TÂM ISLAM VỀ CHỨNG NHẬN HALAL?” Vì nó thể hiện sự tôn trọng cho tất cả người tiêu dùng Islam, người Muslim tiêu thụ các loại thực phẩm Halal theo lời dạy của Thiên Kinh Quran.

 

Như vậy có chứng nhận Halal từ một Trung Tâm Islam về Chứng nhận Halal sẽ giúp cho người tiêu dùng sự tự tin lớn hơn hoặc họ sẽ không nghi ngờ khi tiêu thụ các sản phẩm Halal.”SẢN PHẨM ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HALAL CÓ Ý NGHĨA KHÁC KHÔNG?” Nó thể hiện mức độ cao về vệ sinh, sạch sẽ, an toàn, đảm bảo dinh dưỡng và quá trình đánh giá, xác minh một cách nghiêm ngặt trong sản xuất đúng theo chế độ ăn uống mà Luật Islam đề ra. Vì vậy sản phẩm được chứng nhận Halal không chỉ được chào đón bởi người tiêu dùng Islam trên toàn thế giới mà thậm chí còn được ưa chuộng cả bởi người tiêu dùng không phải là người Hồi giáo nữa.”THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THỰC PHẨM HALAL NHƯ THẾ NÀO?” Đối với một người tiêu dùng Hồi giáo, thực phẩm Halal và đồ uống Halal có nghĩa là các sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Luật Syariah.
Trong khi đó nếu là một người tiêu dùng không phải Hồi giáo thì nó đại diện cho biểu tượng của chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm được sản xuất theo đúng luật Halal, hệ thống quản lý Halal Toàn cầu.”TIỀM NĂNG TRONG THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM HALAL LÀ GÌ?” Có khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo trên khắp thế giới.
Thị trường người Hồi giáo được tập trung hoặc phân khúc trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn có một thị trường tiềm năng khác đó là người tiêu dùng không phải là người Hồi giáo, họ đã ý thức hơn với sản phẩm Halal khi áp dụng các tiêu chuẩn cao và được kết hợp với hệ thống chứng nhận Halal. Như ở London, khoảng 80% người dân luôn luôn chọn sản phẩm Halal trong tiêu dùng. Hiện nay, các loại sản phẩm Halal trên thị trường toàn thế giới được ước tính trị giá mỗi năm 600 tỷ USD.”CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VIỆC CÓ CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?” – Tăng khối lượng bán hàng – Mở rộng cơ sở khách hàng …
– Hiệu quả của mạng lưới phân phối cho các sản phẩm Halal đến được với thế giới.
– Xây dựng thương hiệu sản phẩm “trong các cộng đồng Hồi giáo”.
– Khuyến khích người tiêu dùng trung thành.”NHỮNG BẤT LỢI CỦA VIỆC KHÔNG NHẬN ĐƯỢC GIẤY CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?” Hàng rào ngăn cản nhập khẩu tại một số nước – Giới hạn thị trường phân khúc – Thiếu người tiêu dùng cộng đồng Hồi giáo.“THỰC PHẨM THỰC VẬT CÓ YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HALAL KHÔNG?” Có. Hầu hết các nhà sản xuất thực phẩm, đặc biệt là những người từ các nước không phải Hồi giáo, có các sản phẩm rau an toàn cho người Hồi giáo tiêu thụ. Như vậy chứng nhận Halal là đặc biệt cần thiết. Chứng nhận Halal không chỉ liên quan đến các nguyên liệu được sử dụng. Nó bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, bao gồm chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

Nói chung tất cả thực phẩm được làm từ thực vật có thể được cho là Halal miễn là nó không có nguyên tố độc hại và tồn tại thành phần Haram trong thực phẩm. Tuy nhiên, một thực phẩm thực vật chế biến dựa trên nguyên liệu là tự nhiên Halal nhưng nếu các quá trình sản xuất bị nhiễm bẩn bởi các yếu tố ô uế (bẩn thỉu hoặc Najis) như theo quy định của Luật Syariah thì nó là không halal, ví dụ chất béo và dầu sử dụng trong quá trình chế biến để tăng cường hương vị của thức ăn thực vật. Một số chất hỗ trợ có thể bắt nguồn từ động vật không Halal. Ngoài ra một số chất béo thực vật được xử lý bởi cùng một máy móc thiết bị đã được sử dụng để xử lý các chất béo động vật không Halal hay một số bao bì có thể chứa mỡ động vật như mỡ heo. Nếu những vật liệu đóng gói này có tiếp xúc với các chất Haram, nó sẽ làm cho những sản phẩm Haram và Haram thì không thích hợp cho người Hồi giáo tiêu thụ.[/vc_toggle][vc_empty_space height=”22px”][vc_single_image image=”1053″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1539343107016{padding-right: 60px !important;padding-left: 60px !important;}”]

Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi qua emai: info@halal-vietnam.vn hoặc bằng form liên hệ nhanh tại đây: