Triển vọng phát triển tại Trung Đông U.A.E

Trung Đông vốn được coi là một trong những khu vực thị trường triển vọng nhất đối với thương mại Việt Nam. Nói đến vấn đề xuất nhập khẩu ở các quốc gia thuộc vùng chính trị bất ổn này, những ai quan tâm đều biết những quy định nghiêm ngặt của họ về sản phẩm nhập khẩu. Chứng nhận Halal là một trong những công cụ, quy chuẩn chính thức để các quốc gia này dễ dàng kiểm định được chất lượng hàng hóa đi vào nước mình.

Trước khi đi vào chi tiết về tiềm năng của thị trường tiêu dùng này, bài viết dưới đây sẽ điểm qua vài nét cơ bản của khu vực Trung Đông.

Tổng quan thị trường khu vực Trung Đông

Về địa lý: Khu vực này bao gồm 15 quốc gia: Ả-rập Xê-út, Ba-ranh, Ca-ta, Cô-oét, Gióc-đa-ni, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Li-băng, Ô-man, Pa-lét-xtin, Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E, Xi-ri, Yê-men với tổng diện tích lên đến hơn 6 triệu km2.

Về dân số: 320 triệu người là con số ghi nhận được vào năm 2015 ở khu vực Trung Đông

Về xã hội: Đại đa số dân theo đạo Hồi, ngoài ra còn có Do Thái, Thiên Chúa giáo.

Về chính trị: Đây có thể nói là khu vực có chính trị bất ổn và phức tạp nhất thế giới. Từ mâu thuẫn dân tộc, xung đột tôn giáo hay tranh chấp tài nguyên, bạn đều có thể dễ thấy ở những quốc gia Trung Đông này.

Tuy vậy, Trung Đông lại là khu vực có nền kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh, thu nhập bình quân đầu người đứng top cao trên thế giới, cao nhất là GDP của Ca-ta lên tới 66.000 USD/người/năm.

Theo bà Phạm Hoài Linh, Việt Nam và các nước Trung Đông có quan hệ ngoại giao, hợp tác hữu nghị truyền thống nhiều năm, khuôn khổ pháp lý cho phát triển và tăng cường hợp tác khá đầy đủ. Thêm vào đó, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực này với Việt Nam mang tính bổ sung cho nhau.

Tiềm năng xuất khẩu nông sản sang Trung Đông

Với điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đất đai thổ nhưỡng không phù hợp với sản xuất nông nghiệp nên các quốc gia này có nhu cầu rất lớn về hàng nhập khẩu. Hàng hóa lương thực, thực phẩm ở Trung Đông có tới 80% là hàng nhập khẩu, tương đương 40 tỷ USD một năm và dự báo con số này còn tăng lên 70 tỷ USD vào năm 2035.

Với những số liệu trên, ta dễ dàng thấy được Trung Đông là khu vực có sức mua cao, khả năng chi trả lớn. Tuy nhiên, đây lại là khu vực có yêu cầu về chất lượng hàng hóa cao hàng top trên thế giới. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Đông cần tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, nghiên cứu, đổi mới quy cách, mẫu mã phù hợp với tập quán tiêu dùng của các nước, đặc biệt lưu ý tới việc chuẩn hóa sản phẩm của mình bằng chứng nhận Halal.

Việt Nam ta vốn có quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các quốc gia khu vực Trung Đông. Hiện nước ta có mạng lưới cơ quan đại diện lớn tại các nước: 8 Đại sứ quán của Việt Nam (6 Thương vụ) tại Trung Đông, 8 Đại sứ quán các nước Trung Đông tại Việt Nam (ĐSQ Iraq đã đóng cửa vào tháng 9/2017).

Ngoài ra, dựa vào 2 bảng bên trên, ta cũng thấy được độ tương thích giữa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam với nhu cầu nhập khẩu của các nước Hồi Giáo trong khu vực. Thuế nhập khẩu của khối GCC cũng chỉ từ 0 – 5% do vậy chứng nhận Halal có lẽ là rào cản duy nhất mà doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần lưu tâm.

Chứng nhận Halal và lợi thế khi sở hữu

Chứng nhận Halal là một điều kiện mang tính quyết định đối doanh nghiệp của bạn có xâm nhập thị trường Trung Đông thành công hay không. Đây là chứng chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal và được người dân các quốc gia Trung Đông tin dùng.

Số lượng người Hồi Giáo trên thế giới được ước tính vào khoảng 25% dân số thế giới do vật nhu cầu về thực phẩm được cấp chứng nhận Halal ngày càng tăng. Tại Diễn đàn Halal thế giới lần thứ 55 tại Malaysia, các chuyên gia đã nhận định, các tín đồ đạo Hồi chi khoảng 580 tỷ USD mỗi năm để mua thực phẩm có chứng chỉ Halal.

Các thực phẩm Halal đều là các sản phẩm vô cùng sạch, đảm bảo được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất và chứa các thành phần tốt cho sức khỏe. Những năm gần đây, kể cả những người không theo đạo Hồi cũng quan tâm và bắt đầu sử dụng các sản phẩm Halal.

Có thể nói, sản phẩm có chứng nhận Halal sẽ là những chìa khóa hữu ích giúp doanh nghiệp Việt Nam mở cửa vào thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, làm sao để sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn Halal vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp của doanh nghiệp.

Biết được những rào cản mà các công ty gặp phải khi xâm nhập thị trường Trung Đông vô cùng tiềm năng, Halal Việt Nam (HVN) đã được thành lập để đem tới giải pháp cho những khó khăn đó. Đến với HVN, bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ tận tình để sớm hoàn tất các thủ tục cho sản phẩm của mình.

Được thành lập từ năm 2010, HVN đã được đánh giá cao và được ủy nhiệm là mũi nhọn cho sự phát triển và áp dụng Tiêu chuẩn Halal Quốc tế của Tổ chức Hội nghị Islam OIC, phòng thương mại và Công nghiệp Islam ICCI. Lấy mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa các quy trình chuẩn bị, trung tâm đã hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp trong 10 năm qua. HVN có vai trò giúp các công ty đẩy nhanh tốc độ sở hữu chứng nhận Halal và đưa sản phẩm của mình đến với các quốc gia Trung Đông.

Halal Việt Nam HVN – Hội đồng đánh giá và cấp chứng nhận Halal tại Việt Nam
– Trụ sở
: Số 4/67- An Đào C, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
– Chi nhánh HCM: P.702A Tầng 7, Tòa Nhà Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
– Hotline: +84 90 637 8666; +84 936 220 768
– Email: info@halalvietnam.vn
– Fanpage:fb.com/halalvietnam.vn
– Website:https://halalvietnam.vn/

Hãy liên hệ ngay Halal Việt Nam để sản phẩm nhanh chóng có chứng nhận Halal và doanh nghiệp của bạn sẽ sớm đưa mặt hàng Việt Nam đi đến nhiều nơi trên thế giới.