Quy trình cung cấp chứng nhận Halal tại Pakistan, cơ hội lớn cho thị trường nông sản Việt Nam

Việc nhập khẩu vào bất kỳ thị trường nào cũng đều có rào cản và vượt qua được những rào cản đó thì doanh nghiệp mới phát triển được. Đối với thị trường các nước Trung Đông thì đó chính là chứng nhận Halal. Nắm rõ được lợi thế to lớn khi nhập khẩu vào thị trường này, Pakistan đã tiến hành kiểm tra và cung cấp giấy chứng nhận Halal cho các doanh nghiệp. Vậy còn ở Việt Nam thì có cơ hội tiếp cận với chứng nhận Halal này hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Chứng nhận Halal là gì?

Chứng nhận Halal là quy định bắt buộc khi các doanh nghiệp muốn nhập khẩu nông sản của mình vào thị trường các nước có người theo đạo Hồi. Đạo Hồi đang ngày càng phát triển và lớn mạnh qua mỗi năm. Thị trường này là cơ hội rất lớn và tiềm năng đối với ngành nông nghiệp xuất khẩu của nước ta. . Theo ước tính, từ năm 2010 đến năm 2030, dân số theo đạo Hồi sẽ tăng thêm 35%, từ 1,6 tỷ đến 2,2 tỷ. Như vậy dân số đạo Hồi sẽ chiếm 26% dân số trên thế giới. Chứng nhận Halal sẽ gia tăng niềm tin và lựa chọn của người theo đạo Hồi, tạo ra sự cạnh tranh với những nông sản khác không có chứng nhận Halal.

Chứng nhận Halal – cơ hội lớn cho thị trường xuất khẩu tại Việt Nam

Chứng nhận Halal là chứng nhận được áp dụng đối với nông sản và hàng hóa trên toàn thế giới nếu những mặt hàng này muốn nhập khẩu vào các quốc gia ở Trung Đông hoặc các quốc gia có người theo đạo Hồi. Giấy chứng nhận Halal xác thực rằng sản phẩm không có chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah (luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Người Hồi giáo luôn lựa chọn và tin tưởng những sản phẩm có chứng nhận Halal hơn là những sản phẩm không có nguồn gốc khác.

Mục tiêu của chứng nhận Halal nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất hay chế biến theo đúng yêu cầu của kinh Qur’an và luật Shari’ah của người Hồi giáo. Và tất cả các sản phẩm tất nhiên phải đảm bảo chất lượng.

Quy trình cung cấp chứng nhận Halal tại Pakistan

Tại Pakistan, chứng nhận Halal là bắt buộc, dưới sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan Chính phủ. Ngoài ra, các quy định quản lý và quy trình thực hiện việc cấp chứng nhận Halal tại Pakistan do Tổng cục Tiêu chuẩn và Quản lý Chất lượng Pakistan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện.

Việc cung cấp chứng nhận Halal trải qua quá trình kiểm tra của những chuyên gia người Hồi Giáo sẽ đến trực tiếp xưởng sản xuất xem xét quy trình và đáng giá. Sau khi đạt yêu cầu sẽ tiến hành cấp chứng nhận và in logo Halal lên trên bao bì thực phẩm. Tuy nhiên, việc kiểm tra sẽ vẫn được thực hiện định kỳ hoặc bất ngờ. Nếu doanh nghiệp không đạt yêu cầu sẽ lập tức bị thu hồi giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận Halal là có thời hạn, khi hết thời hạn cần tiến hành gia hạn chứng nhận vào báo cáo cho đơn vị cung cấp trước một tháng.

Người Hồi Giáo chỉ tin dùng những sản phẩm có chứng nhận Halal

Hiện nay, Chính phủ Pakistan quy định việc cấp chứng nhận Halal tại 2 bộ tiêu chuẩn:

  1. Tiêu chuẩn số PS: 3733-2010: Hệ thống Quản lý Thực phẩm Halal; Các yêu cầu đối với các tổ chức tham gia vào các hoạt động có liên quan đến thực phẩm.
  2. Tiêu chuẩn số PS: 4992-2010: Các tiêu chí chung cho hoạt động của các tổ chức cấp giấy chứng nhận Halal.

Về cơ bản, Quy trình cấp chứng nhận Halal gồm các bước:

  1. i) Nhận yêu cầu của đơn vị xin cấp chứng nhận, thông báo cho đơn vị xin cấp chứng nhận các điều kiện, tiêu chuẩn liên quan
  2. ii) Kiểm tra cơ sở, khảo sát trực tiếp ở cơ sở sản xuất bao gồm cả nhà máy và nhà cung cấp nguyên liệu, cử đoàn đi kiểm tra vào thời điểm sản xuất, tiến hành các công việc như trao đổi thảo luận, xem xét tài liệu, quan sát, lấy và phân tích mẫu sản phẩm

iii) Kết luận, ký hợp đồng, cấp chứng chỉ Halal và lô-gô Halal cho sản phẩm

  1. iv) Tiếp tục theo dõi việc tuân thủ các tiêu chuẩn, yêu cầu Halal thông qua các chuyến khảo sát, kiểm tra định kỳ 2 lần trong 1 năm, vào thời điểm sản xuất
  2. v) Gia hạn, cấp lại: đơn vị sản xuất, xuất khẩu gửi đơn xin gia hạn, cấp lại chứng nhận Halal
  3. vi) quy trình thẩm định và cấp chứng nhận quay lại như bước 2

Cơ hội lớn cho Việt Nam tại thị trường Trung Đông

Theo số liệu thống kê, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu sang Trung Đông đạt 12 tỷ USD và đến năm 2018 giá trị kim ngạch đã tăng lên 14 tỷ USD. Cho thấy tiềm năng thị trường này rất lớn cần được tận dụng. Rào cản lớn nhất của chúng ta hiện nay chính là chứng nhận Halal. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vượt qua được rào cản này thì sẽ là cơ hội lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất.

Gạo – mặt hàng tiềm năng xuất khẩu ra thị trường Trung Đông

Hiện nay chúng ta đã có trung tâm cung cấp chứng nhận Halal đặt tại Cần Thơ. Đây chính là địa chỉ cung cấp chứng nhận uy tín, doanh nghiệp có thể tìm đến địa chỉ này.

Mặt khác, muốn nhập khẩu hàng hóa vào bất kỳ thị trường nào, cũng cần nắm rõ nhu cầu của thị trường đó, sự thiếu hụt của thị trường đó là gì. Mỗi thị trường của Halal là một thị trường riêng biệt, được phân rõ bởi sắc tộc, tôn giáo, địa điểm, văn hóa và cách thức tiêu thụ. Nhà sản xuất cần nghiêm túc cân nhắc sự phù hợp của sản phẩm doanh nghiệp mình đối với thị trường đó.

Ngoài ra, những sản phẩm Halal đều mang tiêu chuẩn quốc tế, do đó bao bì cũng cần phải đúng theo tiêu chuẩn. Hầu hết những sản phẩm xuất khẩu tốn rất nhiều thời gian để đến tay người tiêu dùng. Bao bì tốt sẽ giúp bảo quản sản phẩm được tốt hơn. Mặt khác, người tiêu dùng cũng sẽ nhìn vào bao bì và nhãn mác để đánh giá sản phẩm. Một khi nhà sản xuất tận dụng được nhân tố này, lợi ích thu lại sẽ càng lớn hơn.

Thực phẩm đông lạnh được người Trung Đông rất ưa chuộng

Thêm vào đó, hoạt động Logistics cũng chính là một trở ngại lớn và làm quá trình phân phối sản phẩm tại nhiều quốc gia gặp trở ngại. Do những quốc gia Trung Đông không có cảng biển nên việc nhập khẩu vào các quốc gia này sẽ được thực hiện bằng đa phương tiện, gây nhiều khó khăn và tất yếu chi phí sẽ được đẩy cao lên. Các doanh nghiệp cũng cần nhắc hoạt động sản xuất kết hợp với Logistics hiệu quả, nắm rõ được mạng lưới để tối ưu hóa quá trình vận chuyển và giảm chi phí./.

Để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhất về Chứng nhận Halal cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ:

Halal Việt Nam HVN – Hội đồng đánh giá và cấp chứng nhận Halal tại Việt Nam
– Trụ sở
: Số 4/67- An Đào C, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
– Chi nhánh HCM: P.702A Tầng 7, Tòa Nhà Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
– Hotline: +84 90 637 8666; +84 936 220 768
– Email: info@halalvietnam.vn
– Fanpage: fb.com/halalvietnam.vn
– Website: https://halalvietnam.vn/