Ngành công nghiệp Halal với thị trường ASEAN

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành công nghiệp Halal (ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Muslim ) đang là ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất thế giới. Song song với đó, thị trường các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với nền công nghiệp hùng mạnh này.

Ngành công nghiệp Halal

Công nghiệp Halal là ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Muslim, phát triển lớn mạnh nhất thế giới. Giá trị doanh thu mỗi năm là khoảng 2.300 tỷ USD. Không chỉ thu hút các nước Islam mà ngành công nghiệp Halal còn thu hút những thị trường các nước khác, trong đó có các nước ASEAN.

Thị trường Halal là một thị trường mở cửa và tương đối dễ tính bởi không có quá nhiều rào cản về kỹ thuật hay thuế quan (GCC thuế 0 – 5%). Người dân ở các nước Islam sẵn sàng trả một chi phí cao để mua các sản phẩm, dịch vụ của Halal.

Thị trường ASEAN với công nghiệp Halal

ASEAN sở hữu thị trường 660 triệu dân, GDP của khu vực ở mức ổn định. Nền kinh tế này được nhận định sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Hiện nay, không khó để thấy được những cuộc chạy đua của các quốc gia Đông Nam Á trong ngành công nghiệp Halal.

Malaysia hiện đã và đang giữ vị trí số 1 trong những quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp Halal của khu vực và thế giới. Tổng giá trị xuất khẩu Halal trong năm 2018 của Malaysia lên đến 40,0 tỷ RM. Bên cạnh Malaysia cũng xuất hiện thêm sự vươn lên của Thái Lan, Indonesia và Brunei đang thể hiện tốt sự nỗ lực trong cuộc cạnh tranh miếng bánh Halal. Thái Lan đang thể hiện động thái tích cực. Với thị trường 300 triệu dân theo Islam và đặc biệt trước ngưỡng cửa AEC thành lập (năm 2015), Thái Lan đã đưa ra quyết định xúc tiến thương mại trong lĩnh vực thực phẩm với với 8 tỷ Bath vào năm 2016 (tương đương 230 triệu USD). Hiện nay, có 3.000 doanh nghiệp đang sản xuất hàng chục ngàn chủng loại sản phẩm Halal. Nhờ đó mà Thái Lan đã vươn lên vị trí thứ 5 thế giới, tới 57 quốc gia, với tổng giá trị đạt 5 tỷ USD. Khác với Thái Lan, Indonesia đang nỗ lực quảng bá các điểm du lịch thân thiện cho du khách Muslim. Tổng mức chịu chi của người Muslim cho mảng này lên đến ngưỡng 150 tỷ USD. Thủ đô Jakarta của Indonesia đã vươn lên vị trí thứ 3, và tiếp tục có nhiều gói du lịch thân thiện, thiết kế Liên minh du lịch Halal toàn cầu và ứng dụng tiện ích trên smartphone. Thị trường du lịch được dự báo sẽ là một thị trường tiềm năng và phát triển như vũ bão nhờ vào giá vé máy bay rẻ và sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu. Việt Nam đã gia nhập ASEAN và mối quan hệ thương mại hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp Việt có thêm cơ hội để tham gia vào ngành công nghiệp Halal này. Với thế mạnh về nông nghiệp, chế biến thực phẩm và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản; Việt Nam hoàn toàn có cơ hội thâm nhập và tạo một vị trí vững chắc trong ngành công nghiệp Halal.

Chứng nhận Halal và những bí quyết để mở ra cơ hội cho thị trường ASEAN trong ngành công nghiệp Halal

Chứng nhận Halal Tuy dễ tính và tương đối mở nhưng thị trường công nghiệp Halal cũng có những quy định mang tính khắt khe, vì thế thị trường ASEAN muốn hợp pháp các mặt hàng xuất khẩu đều cần phải có giấy chứng nhận Halal.

Chứng nhận Halal là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của cơ quan/tổ chức được cấp phép để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram (chất cấm theo quy định của luật Shari’ah trong Islam) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal. Với giấy chứng nhận Halal, các doanh nghiệp thuộc ASEAN sẽ có lợi ích là được xuất khẩu hàng hóa vào các nước Islam và các quốc gia có người Muslim. Các sản phẩm được dán logo Halal sẽ tạo niềm tin cho người Muslim tiêu dùng bởi họ tin tưởng rằng đó là những thực phẩm sạch mà Thượng đế cho phép họ sử dụng. Các bí quyết khác Ngoài ra, để thâm nhập vào thị trường công nghiệp Halal, các quốc gia Đông Nam Á còn cần kênh phân phối – là chuỗi các siêu thị đa quốc gia. Các doanh nghiệp nên đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật khắt khe để có thể phân phối sản phẩm tại các siêu thị này. Tránh hỏi các vấn đề riêng tư mang tính cá nhân như gia đình, vợ hay con gái. Không bắt tay hay tiếp xúc với phụ nữ. Lời kết Với ½ dân số ASEAN là người Muslim nói riêng và trên thế giới là 1,6 tỷ người nói chung; Halal thực sự trở thành ngành công nghiệp quan trọng có nhiều tiềm năng chưa khai phá và đang tiếp tục phát triển. Các doanh nghiệp nên chú ý để nắm được cơ hội quý báu này. Khi giao dịch trong ngành công nghiệp này, các doanh nghiệp nên chú ý mời trà hoặc cà phê để mở đầu câu chuyện. Không nên hỏi về các vấn đề cá nhân riêng tư như vợ hay con gái, gia đình. Tránh bắt tay, tiếp xúc với phụ nữ, không sử dụng đồ uống có cồn khi tiếp khách./.

Để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhất về Chứng nhận Halal cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ:

Halal Việt Nam HVN – Hội đồng đánh giá và cấp chứng nhận Halal tại Việt Nam
– Trụ sở
: Số 4/67- An Đào C, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
– Chi nhánh HCM: P.702A Tầng 7, Tòa Nhà Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
– Hotline: +84 90 637 8666; +84 936 220 768
– Email: info@halalvietnam.vn
– Fanpage: fb.com/halalvietnam.vn
– Website: https://halalvietnam.vn/

 

0909.245.697
Liên hệ