Xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập

Ai Cập là một quốc gia lớn tại Châu Phi, với dân số trên 85 triệu người, trong đó Muslim chiếm 90%, Ai Cập là quốc gia có nhu cầu lớn về mặt hàng thủy sản. Trong các mặt hàng thủy sản thì Ai Cập có nhu cầu tiêu thụ cá của Ai Cập trong những năm gần đây khoảng 2 triệu tấn/năm. Do phần lớn dân số Ai Cập là người Muslim nên việc xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập sẽ có những quy định theo luật của tôn giáo Islam.

Vì vậy, để có thể thuận lợi trong xuất khẩu cá tra sang Ai Cập thì công ty xuất khẩu cần phải được cấp giấy chứng nhận Halal. Vậy giấy chứng nhận Halal là gì và tại sao khi có giấy chứng nhận Halal thị các sản phẩm dễ dàng xuất khẩu sang thị trường Ai Cập.

Tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập của nước ta

Hiện các loại thủy sản được Ai Cập nhập khẩu chủ yếu bao gồm cá thu-mackerel (200 nghìn tấn), sardines (60.000 tấn), cá trích-hering (50.000 tấn), cá silver smelt (25.000 tấn), silver hake (17.000 tấn), cá basa (15.000 tấn), tôm, nhuyễn thể hai mảnh…

Các nước cung cấp thủy sản nhập khẩu cho Ai Cập là Hà Lan, Đức, Hoa kỳ, Na uy, Thái Lan và Việt Nam.

xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá tình hình thương mại thủy sản Việt Nam với Ai Cập, trong những năm gần đây xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập chiếm 1% – 1,3% tổng giá trị xuất khẩu.

Nếu như 2 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá tra sang Ai Cập giảm từ 38 – 71% so với cùng kỳ năm 2017, thì trong 3 tháng tiếp theo đã tăng rất mạnh (tăng 100,6 – 207,9% so với cùng kỳ 2017). Trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập 8 tháng đầu năm nay, cá tra là sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao nhất (chiếm 81%), kế đến là tôm và các sản phẩm thủy sản khác.

Tuy nhiên, theo VASEP việc xuất khẩu sang thị trường Ai Cập vẫn còn nhiều vướng mắc. Điển hình là việc Ai Cập quy định sản phẩm có hạn sử dụng quá ngắn, chỉ có 6 tháng.

Trong khi đó, sản xuất đã mất 1 tháng, vận chuyển bằng tàu biển mất 1 tháng, và mất thêm thời gian để phân phối, đến người tiêu dùng thì gần hết hạn. Vì vậy, nhiều khách hàng Ai Cập chỉ dám đặt mua khối lượng thấp.

Cùng với đó, thị trường quy định kiểm tra mỗi lô hàng nhiều chỉ tiêu sau khi đã qua chứng nhận của Nafiqad: chất phóng xạ, độc tố, vi sinh, kim loại nặng …làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh vì giá cao.

Việc ký kết hợp đồng không chắc chắn do không thận trọng trong các điều khoản và quy định dẫn đến xảy ra tranh chấp thương mại. Cũng như thanh toán hàng hóa khó khăn, giá trị mỗi lô hàng thường không được thanh toán một lần mà chia làm nhiều lần.

Với những khó khăn và lo sợ của người dân Ai Cập đã ảnh hưởng rất nhiều trong việc xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập.

Vì vậy, những người đứng đầu của các tổ chức xuất khẩu cần nhanh chóng cải tiến sản phẩm của mình để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của Halal đưa ra, để tạo ra sự thuận tiện, tiết kiệm được thời gian cho việc đưa các sản phẩm ra ngoài thị trường thế giới,

Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng nhận Halal và những tiêu chuẩn để đáp ứng được yêu cầu để được cấp giấy chứng nhận Halal.

Giấy chứng nhận Halal là gì?

Chứng nhận Halal là một chương trình đánh giá theo những chuẩn mực quốc tế về những sản phẩm dịch vụ có trách nhiệm.

Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập khách quan để xác nhận rằng những sản phẩm dịch vụ này có được phép sử dụng theo tiêu chuẩn halal hay không.

giấy chứng nhận Halal là gì
Halal Việt Nam sẽ là đơn vị “mở đường” cho doanh nghiệp Việt trong việc bước chân vào thị trường các nước Islam đang cực kỳ tiềm năng

Khi các doanh nghiệp tổ chức có sản phẩm của mình được chứng nhận Halal thì doanh nghiệp đó được.

  • Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước Islam và các nước có người theo tôn giáo này.
  • Người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm có logo của halal như là một bằng chứng về đức tin mà thượng để cho phép dùng với việc đảm bảo nó không có chứa bất kỳ cái gì không được phép sử dụng.

Tiếp theo là những lợi ích khi có giấy chứng nhận halal mang lại

Những lợi ích khi các tổ chức doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận Halal

Không phải tất cả những doanh nghiệp muốn xuất khẩu các sản phẩm của công ty mình ra các nước ngoài đều sẽ được cấp giấy chứng nhận halal.

Để được cấp giấy chứng nhận halal thì công ty hoặc doanh nghiệp cần phải đáp ứng những yêu cầu mà công ty chứng nhận halal đưa ra

Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận halal

  • Vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh thiết bị thường xuyên, sạch sẽ.
  • Phải vệ sinh cá nhân
  • Trong quá trình sản xuất thực phẩm phải để môi trường sản xuất đảm bảo được độ tinh khiết nhằm tránh nhiễm chéo,..

Thực chất, muốn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường Ấn Độ thì chứng nhận Halal không có yêu cầu cao về chất lượng chỉ yêu cầu về quá trình sản xuất, nguyên liệu phải đáp ứng được những yêu cầu của halal mà thôi.

Như vậy, chứng nhận Halal khác với việc chứng thực của những tiêu chuẩn khác ở chỗ;

  • Nó không mang nhiều ý nghĩa về mặt quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm mà nó mang ý nghĩa chủ yếu về mặt tôn giáo
  • Một người Hồi giáo có thể không biết tiêu chuẩn ISO 22000 là gì nhưng họ chỉ mua những sản phẩm đáp ứng được hai yêu cầu bắt buộc. Thứ nhất là có dấu Halal và thứ hai là có ngôn ngữ thân thiện với ngôn ngữ của họ.

xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập

Muốn được cung cấp giấy chứng nhận Halal chúng ta nên đến những công ty đã có những uy tín và chất lượng trên thị trường.

Công ty Halal Việt Nam có trụ sở chính tại Gia Lâm, Hà Nội là công ty cung cấp giấy chứng nhận Halal uy tín chất lượng, đáp ứng được những tiêu chuẩn mà quốc tế đưa ra.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đưa ra để bạn biết được để xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập.

Hi vọng những thông tin trên để bạn có thể thuận lợi trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *