Thị trường xuất khẩu hàng hóa halal rộng mở, cơ hội của doanh nghiệp Việt.

Dân số thế giới theo đạo Islam đang ngày càng gia tăng, chính vì thế nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, thực phẩm cũng theo đó tăng lên. Hàng hóa được tiêu thụ bởi các nước Islam và người dân theo đạo Islam phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của chứng nhận halal. Thị trường xuất khẩu hàng hóa halal mở rộng là cơ hội không thể bỏ qua của các doanh nghiệp Việt.

Hàng hóa Halal là gì ?

“Halal” trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “cho phép” nó được sử dụng để đặt tên cho một loại chứng nhận bắt buộc đối với hàng hóa khi muốn xuất khẩu sang thị trường các nước Islam hoặc sản phẩm mà người Islam có thể sử dụng được. Các sản phẩm này là các sản phẩm hàng hóa halal hang-hoa-HalalChứng nhận halal đảm bảo cho các hàng hóa đặc biệt là nông sản, thịt và dầu mat xa,..đạt các yêu cầu khắt khe của luật Islam, về vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu. Đây là phương pháp đơn giản và cần thiết để hàng hóa halal có thể xuất khẩu sang thị trường các nước Islam và thị trường các nước có nhu cầu tiêu thụ. Giải quyết một phần sự mất cân bằng trong cung và cầu hàng hóa ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước nông nghiệp như Việt Nam. Chứng nhận halal đối với sản phẩm giúp tạo ra chất lượng hàng hóa, mang đến sự tin tưởng và cạnh tranh công bằng giữa các mặt hàng với nhau.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa Halal rộng, cơ hội của doanh nghiệp Việt

Trong hội thảo của ITPC – Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, “Những quy chuẩn cần thiết để được chứng nhận tiêu chuẩn Halal giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu”. Giám đốc trung tâm nhận đính: hàng hóa halal ( thực phẩm và các sản phẩm khác có chứng nhận halal) là một phần quan trọng trong việc kinh doanh của Việt Nam ở các quốc gia có công dân theo đạo Islam (bao gồm cả các nước Islam và các nước không theo đạo Islam). Khi có logo chứng nhận halal, sản phẩm được xem là an toàn và được phép sử dụng tại các quốc gia Islam hoặc người theo đạo Islam. Hàng hóa được chứng nhận halal giúp bảo vệ quyền lợi của người dùng vì không đơn thuần chúng đặt các yêu cầu trong tôn giáo mà còn đảm bảo đầy đủ và khắt khe các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Và điều quan trọng là những nước Islam chỉ nhập khẩu các sản phẩm có chứng nhận halal hay nói cách khác người theo đạo Islam chỉ sử dụng các sản phẩm có chứng nhận này. hang-hoa-Halal Hiện nay, trên thế giới có gần 1,8 tỷ người theo đạo Islam, chiếm gần 23% tổng dân số của toàn thế giới. Các quốc gia có người Islam đông nhất là các nước khu vực Trung Đông, nhiều nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Brunei, Indonesia,…UAE và Arab. Tuy nhiên, không nhiều các quốc gia sản xuất hàng hóa halal, nhu cầu halal lại vô cùng lớn,..Chính vì thế thị trường halal đang là một thị trường vô cùng rộng mở. Không chỉ sản xuất cho nhu cầu trong nước, nhiều nước còn đang đẩy mạnh thị trường để xuất khẩu đến nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Việt Nam chúng ta là nước nông nghiệp, có nhiều điều kiện để phát triển trong thị trường halal, chính vì thế đây chắc chắn là cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường Halal chính là cửa ngõ quan trọng giúp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường của người Islam (các nước Islam và các nước không theo Islam nhưng có người Islam đến sinh sống, du lịch,..). Từ đó sẽ giúp khẳng định chất lượng hàng hóa của Việt Nam, gia tăng lượng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tạo ra nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu nông sản và một số ngành công nghiệp hàng hóa khác ở Việt Nam. Theo Giám đốc kinh doanh Việt Nam Halal Center, hàng hóa halal không chỉ bao gồm thực phẩm mà còn nhiều sản phẩm khác như dược phẩm, mỹ phẩm, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, hậu cần, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nguyên vật liệu dùng để chế biến thực phẩm,…Chúng đều có thể được áp dụng tuân theo tiêu chuẩn của người Islam hay nói cách khác chúng đều có thể được chứng nhận halal để xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên vật liệu thô vô cùng dồi dào phù hợp để xuất khẩu ra thị trường halal điển hình là thủy hải sản, gạo, cà phê, rau củ quả, ngũ cốc, gia vị,… hang-hoa-Halal Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 20 sản phẩm hàng hóa halal xuất khẩu sang nhiều nước Islam và nhiều nước khác có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chứng nhận halal trên thế giới. Những sản phẩm này gồm: sản phẩm nông nghiệp (gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê xanh, trái cây tươi, trái cây chế biến, sắn khô, các loại hạt); sản phẩm từ cà phê: cà phê rang, cà phê xay; thực phẩm chế biến; bánh ngọt, trà, bột mì, nước trái cây, các loại bánh kẹo, thức ăn gia súc, quế, đồ uống không cồn, mật ong tự nhiên. Đây là những sản phẩm có lượng cung tương đối lớn và cần thiết tìm đầu ra hiện nay. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một địa điểm du lịch được nhiều du khách quốc tế ưu tiên lựa chọn. Đây là tiền đề để việc kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác theo chứng nhận Halal phát triển hơn. Theo thống kê, tiềm năng cung ứng các hàng hóa halal đạt 10,5 tỷ USD, trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm halal mà Việt Nam có thể xuất khẩu lên đến 34,1 tỷ USD. Như vậy, chúng ta đã để lỡ tới 23,6 tỷ USD, đây là một con số không hề nhỏ, đòi hỏi chính phủ và các doanh nghiệp phải chuyển mình để nắm bắt cơ hội nhanh nhất có thể. Như vậy có thể thấy, Việt Nam có đủ tiềm năng và nguồn lực để xuất khẩu hàng hóa halal sang thị trường hơn 2 tỷ dân này. Khi tham gia vào thị trường halal, chắc chắn Việt Nam sẽ có chỗ đứng không chỉ ở các nước Islam mà còn ở thị trường xuất khẩu của các nước khác trên thế giới. Đây là cơ hội lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *