Sản phẩm Việt cần làm gì để chinh phục được thị trường Halal?

Thị trường Halal đầy tiềm năng chính là nơi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tham gia vào. Tuy nhiên, việc đạt được chứng nhận Halal để có thể hoạt động tại những đất nước Hồi giáo không phải là điều dễ dàng. Vì vậy cần có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kể hoạch rõ ràng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần biết về chứng nhận Halal cũng như quá trình mà các doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị để tham gia vào các nước này. Từ đó giúp cho các sản phẩm Việt nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong thị trường Halal.

Chứng nhận Halal là gì?

Chứng nhận Halal chính là điều kiện để các sản phẩm có thể tham gia vào thị trường tiêu thụ các mặt hàng của người Hồi giáo. Có chứng nhận này, đồng nghĩa với việc các loại thực phẩm đã qua kiểm chứng sẽ đáp ứng được yêu cầu của Luật Hồi giáo đề ra.
Thị trường Halal
Cần tìm hiểu về chứng nhận Halal một cách đầy đủ trước khi tiến hành kinh doanh những loại thực phẩm này
Những tiêu chuẩn chung của Luật này như sau:
  • Sản phẩm không được tiếp xúc với thiết bị hay phương tiện nào mà Luật Hồi giáo cấm
  • Sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà Luật Hồi giáo cấm
  • Trong quá trình sản xuất, chế biến và vận chuyển, các sản phẩm không được tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc có nguyên liệu theo Luật Hồi giáo cấm.
  • Qúa trình chế biến hay vận chuyển sản phẩm Halal cũng không được chung với các loại thực phẩm Haram (nếu có giám sát viên Hồi giáo tham gia vào toàn bộ quá trình thì chấp nhận).
  • Những dụng cụ cũng như thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất và vận chuyển thực phẩm Haram phải được rửa sạch, làm khô đúng với Luật Hồi giáo thì mới được sử dụng cho thực phẩm Halal.
Phạm vi của thực phẩm Halal cũng được quy định một cách rõ ràng như sau:
  • Các loại động vật như hổ, sư, tử, gấu, chột, động vật nhiều chân, ong, chim gõ kiến… và những loài tương tự với các loại động vật kể trên đều không phải là thực phẩm Halal.
  • Đông vật lưỡng cư, động vật không có vẩy hoặc động vật không dược giết thịt theo Luật Hồi giáo không được chấp nhận.
  • Các thực phẩm hữu cơ chính là Halal, động vật được giết đúng với Luật Hồi giáo sẽ được chấp nhận.
Dù cho việc đáp ứng được chứng nhận Halal rất nghiêm ngặt nhưng nó đem đến không ít các lợi ích cho sản phẩm được công nhận. Có thể thấy rõ các điều sau đây:
  • Có quyền xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Halal (các quốc gia Hồi giáo và có người Hồi giáo).
  • Người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm đạt chứng nhận Halal – bằng chứng về đức tin đối với tôn giáo của họ.

Sản phẩm Việt Nam cần có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào thị trường Halal

Theo nhiều khảo sát, công nghiệp Halal sẽ có được giá trị gần 31 nghìn tỷ vào năm 2030. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt cần có được một sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào thị trường Halal đầy hứa hẹn này. Tất nhiên, kế hoạch cần được vạch ra một cách cụ thể nhất. Trước hết, việc tìm hiểu đặc điểm về văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng tại các nước Hồi giáo là điều cần thiết. Các khâu quảng bá, tiếp thị cũng cần được đầu tư, đầy mạnh để nhanh chóng đến với người dùng hơn.
Thị trường Halal
Doanh nghiệp Việt cần có được cách tiếp cận phù hợp để đạt được hiệu quả kinh doanh tại thị trường Halal
Cuối cùng, một điều mà các doanh nghiệp nên làm hiện nay chính áp dụng phương thức kinh thông qua thương mại điện tử. Trong thời đại 4.0, người dùng hay nhà nhập khẩu đều có xu hướng tìm kiếm hàng hóa thông qua các kênh thương mại điện tử. Vì vậy mà cách nhanh nhất để đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng chính là thông qua con đường này. Đối với thị trường Halal, kinh doanh thông qua thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ để tham gia vào những đất nước tiềm năng một cách nhanh chóng. Tất nhiên đây là phương thức kinh doanh với nhiều ưu điểm như không phân biệt quy mô nhà cung cấp, không bị cản trở với khoảng cách địa lý. Đồng thời nó cũng gia tăng cơ họi mua được sản phẩm chất lượng cho cả phía khách hàng. Có thể thấy, để tham gia thị trường Halal, đạt giấy chứng nhận Halal không phải là điều kiện duy nhất. Các doanh nghiệp Việt cần tìm ra được phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới cũng như vừa với điều kiện của công ty để đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình tham gia vào thị trường tiêu thụ của các nước Hồi giáo. Sở dĩ chúng tôi giới thiệu đến phương thức kinh doanh một cách kỹ lưỡng là bởi nó chính là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả đạt được sau khi tham gia vào thị trường Halal. Bởi vì dù cho sản phẩm có đạt chuẩn mà quá trình tiếp cận với nhà phân phối cũng như khách hàng không đạt được hiệu quả thì cũng rất đáng tiếc, Vì vậy, tốt nhất là các doanh nghiệp cần có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt sản phẩm cũng như hướng tiếp cận khách hàng để sẵn sàng chinh phục thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức này. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng nhất về điều kiện để gia nhập và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt trong thị trường Halal. Nếu còn thắc mắc bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ đến Công ty Halal Việt Nam theo thông tin: Hotline 0908 233 102 hoặc 0906 378 666 Địa chỉ No 4/67 – An Dao C, Trau Quy, Gia Lam, Hanoi City, Vietnam. Halal Việt Nam sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình đưa sản phẩm của Việt Nam đến với thị trường Halal nhanh nhất thông qua chứng nhận Halal.    

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *