UAE là thị trường tiềm năng cho thương mại Việt Nam
Thị trường UAE là thị trường liên bang của 7 tiểu vương quốc Ả-rập. Đây là một quốc gia mới thành lập, nhà nước này chỉ mới tồn tại độc lập được 37 năm.
UAE là thị trường tiềm năng cho thương mại Việt Nam
Trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính hàng đầu của UAE là Dubai. Cơ cấu kinh tế của Dubai đa dạng với nhiều ngành hơn hẳn so với các Tiểu vương quốc trong cùng khu vực như: thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản và công nghiệp chế tạo.
Bên cạnh đó UAE còn có thủ đô Ahu Dhabi, được đánh giá là một thành phố giàu có vào bậc nhất thế giới (theo đánh giá của CNN và Fortune).
Nhờ vào chính sách kinh tế cởi mở và môi trường kinh doanh thông thoáng mà UAE đang trở thành một trung tâm thương mại quốc tế quan trọng kết nối Đông-Tây. Nơi đây là một thị trường mở cửa cho tất cả các lực lượng lao động nước ngoài.
Cũng bởi nhu cầu nhập khẩu nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, nên hiện tại thị trường UAE có nhiều tiềm năng cho đầu tư, thương mại Việt Nam. Một số mặt của doanh nghiệp Việt hiện đã có mặt tại thị trường này, đi kèm với nhiều cơ hội mở rộng thị trường.
Hiện nay UAE đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 17 của Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ quan trọng và có nhiều tiềm năng lớn.
Sản phẩm gạo jasmine là mặt hàng được ưa chuộng tại thị trường UAE với sản lượng xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn. Thủy sản tiêu biểu như cá da trơn có được chỗ đứng tại UAE bởi cá là thực phẩm được tiêu thụ lớn ở đây. Cà phê, hạt tiêu đen cũng là những nông phẩm có thế mạnh.
UAE đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á
Nhu cầu của UAE cũng vô cùng đa dạng bởi bên cạnh các mặt hàng về nông sản, thực phẩm; UAE còn nhập khẩu các thiết bị điện tử, điện thoại di động, linh kiện máy tính, máy móc, ô tô, hàng dệt may, may mặc và vật liệu xây dựng.
Kim ngạch thương mại hai chiều tăng tương đối ổn định. Tuy nhiên theo thống kế UAE năm 2017, kim ngạch này chỉ đạt hơn 5 tỷ USD, chưa chiếm đến 2% thị phần hàng nhập khẩu của thị trường này. Điều đó chứng tỏ tuy hàng xuất khẩu của Việt Nam đã được chú ý nhưng thị phần còn chưa nhiều.
Trong thời gian qua, đã có nhiều tập đoàn lớn có uy tín đến từ thị trường UAE như DP World, Mubadala Petroleum, Dubai Holdings, Limitless, Tamouh, Global Sphere… bày tỏ sự chú ý và quan tâm trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Về hợp tác lao động, Việt Nam đã có khoảng 70 doanh nghiệp có quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động sang UAE làm việc. Số lượng lao động người Việt đang làm việc theo hợp đồng vào khoảng 7.200 người.
Tuy thị trường UAE tương đối dễ tính và mở cửa nhưng về mặt pháp lý, các doanh nghiệp Việt vẫn cần phải có giấy chứng nhận Halal để hợp pháp hóa việc hợp tác kinh tế và xuất khẩu các mặt hàng sang UAE.
Chứng nhận Halal là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của cơ quan/tổ chức được cấp phép để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram (chất cấm theo luật Shari’ah trong Islam) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.
Chứng nhận Halal giúp doanh nghiệp thuận lợi vào UAE
Về tiêu chuẩn chung, sản phẩm phải không có bất cứ thành phần Haram nào; sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu Haram (chất cấm), trong suốt các khâu sản xuất; và trong suốt quá trình đó sản phẩm sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu Haram.
Thực phẩm Halal không được phép sản xuất, vận chuyển, lưu kho trong một nhà máy, hay dây chuyền sản xuất thực phẩm Haram (cấm), trừ khi có giám sát viên người Muslim tham gia toàn bộ quá trình. Bất cứ dụng cụ và thiết bị nào dùng trong sản xuất, vận chuyển, lưu kho thực phẩm Haram cũng phải rửa sạch, làm khô theo luật Shari’ah .
Khi sở hữu giấy chứng nhận Halal, các doanh nghiệp Việt sẽ nhận lại lợi ích. Đó là được phép xuất khẩu hàng hóa vào các nước Islam và các nước có tín đồ theo Islam. Họ có thể mua các sản phẩm có logo Halal như một bằng chứng về đức tin mà Thượng đế cho phép dùng, đi đôi với việc đảm bảo về chất lượng sản phẩm không chứa nguyên liệu Haram (cấm).
Lưu ý giấy chứng nhận thực phẩm Halal chỉ có hiệu lực trong một thời hạn nhất định, khi hết hạn cần phải xin cấp lại và làm lại tất cả các khâu kiểm tra.
Các doanh nghiệp vui lòng liên hệ để được hỗ trợ cấp giấy chứng nhận Halal và thuận lợi xâm nhập thị trường UAE.