Thành lập cơ quan chứng nhận Halal và tiềm năng của thực phẩm Halal

Tại hội thảo ở thủ đô Dhaka vào thứ Bảy cuối tháng 10/2019, các diễn giả đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng cơ quan chứng nhận Halal trong nước nhằm khai thác thị trường thực phẩm Halal quốc tế nghìn tỷ đô la. Để làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến thực phẩm Halal, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về chủ đề này.

Bối cảnh thị trường thực phẩm Halal

Thành lập cơ quan chứng nhận Halal là vấn đề được nhắc đến nhiều lần tại hội thảo về “Đảm bảo an toàn và thực phẩm Halal: bối cảnh hiện tại và các biện pháp cần thiết” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Dhaka vào cuối tháng 10 vừa qua. Được tổ chức bởi DCCI, hội thảo được sự góp mặt của UAE tại Bangladesh Saed Mohammed Al-Muhairi với tư cách khách mời danh dự. Bên cạnh đó, các khách mời đặc biệt như Tổng giám đốc Quỹ Hồi giáo Shamim Mohammad Afjal và Chủ tịch Cơ quan An toàn Thực phẩm Bangladesh Syeda Sarwar Jahan cũng có mặt trong sự kiện lần này

Chủ tịch DCCI Osama Taseer đã chủ trì hội thảo trong khi phó chủ tịch DCCI Waqar Ahmad Choudhury đưa ra tuyên bố kết thúc, diễn biến sự kiện được cho biết qua một thông cáo báo chí của DCCI. Tại đây, đại sứ UAE tại Bangladesh Saed Mohammed Al-Muhairi nói rằng sự phổ biến của thực phẩm Halal và các mặt hàng tiêu dùng khác đã tăng lên ngay cả trong số những người không theo Islam trên khắp thế giới vì loại thực phẩm này hợp vệ sinh và tốt cho sức khỏe.

“Giá trị tiêu thụ toàn cầu của thực phẩm Halal với tốc độ tăng trưởng trung bình 8,14% và trong vòng năm năm tới, thị trường thực phẩm Halal sẽ được ghi nhận mức tăng trưởng 6,1% hàng năm về mặt doanh thu’ ông nói. Đại sứ UAE cũng hy vọng rằng Bangladesh sẽ sớm thâm nhập vào không chỉ thị trường UAE mà còn vào thị trường toàn cầu. Chủ tịch DCCI Osama Taseer trong khi diễn thuyết đã nói rằng nông sản và thực phẩm là ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Bangladesh, xuất khẩu 1,4 tỷ đô la trong năm tài khóa 2018-2019, sau khu vực RMG. “Để mở rộng khối lượng xuất khẩu của Bangladesh, chúng tôi cần đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn của các sản phẩm”. Ông nói thêm rằng do cơ sở hạ tầng yếu, hệ thống sinh thái không đầy đủ, chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn yếu và giá trị gia tăng thấp, Bangladesh đã bị tụt lại phía sau và mất khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sự cần thiết của cơ quan chứng nhận Halal

Với những nước như Bangladesh, Việt Nam nói riêng và những nước có thế mạnh về xuất khẩu nông sản nói chung, thị trường Halal thực sự là một miếng mồi béo bở. Tổng giám đốc Quỹ Hồi giáo Shamim Mohammad Afjal cũng nhấn mạnh sự cần thiết về việc thiết lập một số điểm dịch vụ One Stop theo BSTI để chứng nhận và thử nghiệm Halal. Ông muốn nhấn mạnh việc nhanh chóng áp dụng khoa học và công nghệ để phát triển quy trình chứng nhận Halal. Chủ tịch Cơ quan An toàn Thực phẩm Bangladesh Syeda Sarwar Jahan nói rằng, Bangladesh là quốc gia lớn thứ năm trong thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống Islam toàn cầu. “Nếu chúng ta có thể đảm bảo sản xuất an toàn sản phẩm Halal, thì nó có thể là cơ hội để khám phá cửa sổ mới trên thị trường quốc tế ở các quốc gia Islam. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau làm việc để đảm bảo sự an toàn và thực phẩm Halal, cho cuộc sống và sức khỏe của chúng ta cũng như cho sự phát triển bền vững”, ông nói thêm. 

Giáo sư AK Obidul Huq, đồng thời là chủ tịch của Cục Công nghệ Thực phẩm và Khoa học Dinh dưỡng của Đại học Khoa học và Công nghệ Moulana Bhashani, trong bài báo cáo của mình nói rằng thực phẩm không có chứng nhận Halal là mối đe dọa và rủi ro đối với người Muslim và làm tổn hại nền kinh tế, thương mại quốc gia và du lịch. Ông đề nghị thành lập một cơ quan đủ điều kiện cấp chứng nhận, phòng thí nghiệm và khu chế biến Halal ở Bangladesh. 

Samia Abdellatif, giám đốc RACS, Dubai, UAE, cũng đã trình bày một bản báo cáo. Bà nói rằng để có chứng nhận Halal, cần có đầy đủ cơ sở hạ tầng và thực thi nghiêm chỉnh vì Bangladesh có tiềm năng thành lập các phòng thí nghiệm và cơ quan chứng nhận Halal. Bà đã đề cử Bangladesh trở thành thành viên tích cực của Diễn đàn Hiệp hội Halal Quốc tế. Phó giám đốc điều hành của ACI Food Limited, Anup Kumar Saha, Giám đốc điều hành của Bengal Meat AFM Asif, chuyên gia quản lý và thu hoạch sau thu hoạch của Bộ Nông nghiệp Md Saleh Ahmed và giám đốc điều phối của DCCI, ông Menul Haque Patwary cũng đã phát biểu trong dịp thảo luận. 

Các diễn giả tại hội thảo cũng kêu gọi chính phủ phân bổ 10 khu kinh tế trong số 100 để chế biến thực phẩm Halal. Họ cũng kêu gọi cung cấp cơ sở tín dụng và ưu đãi thuế cho khu vực tư nhân để thúc đẩy họ trong việc đưa ra nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực này. Không chỉ ở Bangladesh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ráo riết muốn chuẩn hóa các quy trình sản xuất và nhận được giấy chứng nhận Halal để sớm gia nhập được thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một đơn vị được sự cho phép của nhà nước để cấp chứng chỉ này, đó là Halal Việt Nam (HVN).

Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm Halal, Việt Nam với thế mạnh xuất khẩu nông sản nên không thể bỏ lỡ những cơ hội gia nhập thị trường lớn này. Với gần 10 năm hoạt động, HVN đã thẩm định quy trình, chất lượng sản phẩm và hỗ trợ cấp chứng nhận Halal cho rất nhiều doanh nghiệp thực phẩm tại nước ta. Khi đến với HVN, bạn sẽ không phải đau đầu về quy trình, thủ tục hành chính vô cùng phức tạp của việc cấp chứng chỉ này. HVN luôn hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp đến gần hơn với thị trường tiêu dùng tỷ đô ở Trung Đông. 

Hãy liên hệ ngay Halal Việt Nam bởi đây là cơ quan chứng nhận Halal uy tín nhất nước ta tính đến thời điểm này. Bạn sẽ sớm sở hữu giấy tờ này và nhanh chóng đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

Halal Việt Nam HVN – Hội đồng đánh giá và cấp chứng nhận Halal tại Việt Nam
– Trụ sở
: Số 4/67- An Đào C, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
– Chi nhánh HCM: P.702A Tầng 7, Tòa Nhà Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
– Hotline: +84 90 637 8666; +84 936 220 768
– Email: info@halalvietnam.vn
– Fanpage: fb.com/halalvietnam.vn
– Website: https://halalvietnam.vn/