Tại sao lễ Ramadan lại quan trọng với người Hồi giáo?

Ramadan được coi là tháng lễ linh thiêng nhất đối với người Hồi giáo. Hàng năm, những người theo đạo Hồi sẽ nhịn ăn, nhịn uống để thể hiện sự sám hối, để tha thứ và thanh tẩy tâm hồn. Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là “tháng nhịn ăn” hoặc “tháng ăn chay”, nhưng cả hai cách gọi đó đều không đúng, bởi vì các tín đồ Hồi giáo chỉ không ăn, uống, hút thuốc… trong khoảng thời gian tính từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Bởi thế, tên gọi tháng Ramadan là tên gọi đúng nhất.

Ramadan là gì?

Tháng Ramadan là tháng thứ chín theo lịch âm của người Hồi giáo. Người Hồi giáo trưởng thành và khỏe mạnh sẽ phải nhịn ăn từ sáng cho đến tối trong khoảng thời gian này. Trong suốt một tháng lễ, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc… nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.
tai sao le ramadan lai quan trong voi nguoi hoi giao
Những người đàn ông Hồi giáo cầu nguyện trong Nhà thờ Hồi giáo Lớn tại Thành phố Kuwait ngay trước khi bình minh, trong tháng chay Ramadan.
Thậm chí, người đạo Hồi còn không được phép làm những hành vi vô đạo được, cũng như không được phép tức giận. Các hoạt động tôn giáo khác như cầu nguyện, đọc Kinh Qur’an và từ thiện cũng được khuyến khích trong tháng Ramadan. Người Hồi giáo cũng tin rằng, trong tháng thứ Chín này, nhà tiên tri Mohammed đã nhận được phần cuối của cuốn Khải Huyền từ Thượng đế và nó trở thành Kinh Qur’an. Từ đó, người đạo Hồi lấy đây là thời điểm để sám hối và thanh tẩy tâm hồn, cũng như để bày tỏ lòng sùng tín với thánh thần của mình. Trong tháng lễ linh thiêng này, các tín đồ Hồi giáo sẽ thức dậy từ sớm để ăn một bữa trước bình minh gọi là suhoor, và sau khi mặt trời lặn, họ sẽ ăn một bữa tối “xả chay” được gọi là iftar, kết thúc quá trình chay tịnh trong ngày. Thông thường, các nhà thờ Hồi giáo hay tổ chức các bữa iftar lớn, đặc biệt dành cho những người nghèo khó. Sau iftar, họ sẽ cùng tập trung tại các nhà thờ này và đọc lời cầu nguyện của đạo Hồi. Các nền văn hóa khác nhau có truyền thống khác nhau trong tháng Ramadan, có nơi sẽ phải nấu một số món đặc biệt, có nơi thì người Hồi giáo sẽ cùng nhau ăn iftar với cả đại gia đình của mình. Khi nào Ramadan bắt đầu? Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ. Tại một số quốc gia theo đạo Hồi còn có quy định: Đối với học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn.

Vì tháng Ramadan là một phần của lịch âm của người Hồi giáo, nên thời gian bắt đầu hàng năm sẽ khác với lịch Gregorian (Việt Nam gọi là lịch dương). Người Hồi giáo có xu hướng chờ đợi mặt trăng của tháng mới xuất hiện trước khi họ công bố ngày đầu tiên của tháng Ramadan. Tuy nhiên, họ vẫn có thể ước tính ngày trước. Ramadan năm nay bắt đầu vào ngày 13/4.

Tháng âm lịch Hồi giáo thường có khoảng từ 29-30 ngày tùy thuộc vào khi nào mặt trăng mới xuất hiện trên bầu trời. Nếu mặt trăng không được nhìn thấy vào đêm của ngày 29, thì Ramadan kéo dài trong 30 ngày.

Năm nay, ngày 13/4 sẽ là ngày thứ 29 của tháng Ramadan tại hầu hết các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông. Các quốc gia này sẽ cùng chờ đợi mặt trăng Eid vào tối hôm đó. Nếu nó xuất hiện, họ sẽ tổ chức lễ Eid al-Fitr đánh dấu kết thúc tháng Ramadan linh thiêng vào ngày 4/6. Nếu mặt trăng không xuất hiện thì tháng Ramadan sẽ kéo dài thêm 1 ngày và lễ Eid al-Fitr sẽ được tổ chức vào ngày 12/5.

Ý nghĩa của tháng Ramadan

Tháng Ramadan là một trong năm tín điều bắt buộc của những người theo đạo Hồi. Đây là tín điều thứ tư, có nội dung là Phải thực hiện những quy định trong 30 ngày của tháng Ramadan.

tai sao le ramadan lai quan trong voi nguoi hoi giao
(Nguồn: Reuters)

Khi chuẩn bị bước vào tháng Ramadan, báo chí các nước Ả Rập cũng như các nước theo đạo Hồi, đều có những bài viết nói rõ ý nghĩa của từng quy định nói trên. Thứ nhất, nhịn ăn uống là để có sự thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo còn chưa đủ ăn, đủ mặc.

Thứ hai, hành động này nhằm luyện cho con người một sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất, để tạo thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng. Về điểm này, đây là có một sự rèn luyện rất kiên cường. Tại các nước Ả Rập, nước nào cũng có sa mạc; và thời tiết của xứ sa mạc thì nóng, khô… Nhưng suốt một ngày trong tháng Ramadan, không ai được động đến một giọt nước. Các ngày trong tháng Ramadan được phân ra theo mức độ như sau: từ 1-10 Ramadan được coi là những ngaỳ cầu nguyện để được “sự nhân từ của Allah”, từ 11-20 Ramadan được coi là những ngày “Allah xoá tội” , từ 20-30 Ramadan được coi là những ngày cầu nguyện để “tránh phải xuống Địa Ngục. /. Theo https://baoquocte.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *