Những thông tin chung về thị trường Malaysia mà Việt Nam cần biết

Malaysia nói riêng và cộng đồng người Islam nói chung đều là những thị trường màu mỡ để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Theo thống kê, Việt Nam đang khai thác tối đa thị trường này ở các nhóm hàng nhất là nhóm nông sản, thủy sản, các loại thực phẩm công nghiệp và đồ uống… Đa số người dân Malaysia là người đạo Hồi cho nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xuất khẩu các thực phẩm halal mới có thể chiếm lĩnh được nó. Để có thể phát triển và xâm nhập mạnh mẽ hơn ở thị trường này thì chúng ta cần tìm hiểu rõ những thông tin chung về thị trường Malaysia.

Những điều cần biết về Halal – chứng nhận Halal

Theo từ điển tiếng Arab thì từ này có nghĩa là “cho phép”, “hợp quy” hoặc “hợp pháp”. Và trái nghĩa với nó được người ta sử dụng từ Haram với nghĩa “không được phép”, “bị cấm”. Ở đạo Hồi, mọi người phải sống theo những quy định quy chuẩn của Kinh Qur’an đưa ra. Không phải ăn, uống bất kỳ thứ gì cũng được mà cần phải tuân theo quy định đã được đề ra. Trong quy định của Qur’an, nói lên các mối quan hệ với Thượng đế, xã hội, gia đình và chính bản thân họ; halal và haram được xem xét trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống như văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, ăn uống…Chứng nhận halal là một loại chứng chỉ để chứng tỏ rằng sản phẩm đó đã đạt các yêu cầu về thành phần cũng như điều kiện sản xuất mà người Islam có thể sử dụng. Chính vì thế, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Malaysia thì cần có giấy chứng nhận halal. Đây được coi là một yêu cầu bắt buộc cần phải có để có thể đánh giá chất lượng sản phẩm đó đối với người tiêu dùng. Vậy nên doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những quy tắc này để không gặp rào cản khi xuất khẩu thực phẩm sang các thị trường halal. Khi các doanh nghiệp có được chứng nhận halal cho các sản phẩm/ dịch vụ của mình thì sẽ có cơ hội rất lớn xâm nhập vào các thị trường Islam. Đây là những thị trường tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế lớn. Đồng thời, thông qua chứng nhận này có thể khẳng định với người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm một cách khách quan nhất.

Thị trường Malaysia và những điều cần biết

Trong khối ASEAN, một trong những thị trường giàu tiềm năng để Việt Nam phát triển ngạch xuất khẩu đó chính là thị trường Malaysia. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt đã biết khai thác triệt để thị trường này. Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu thành công ở những thị trường này thì đòi hỏi Việt Nam cần phải tìm hiểu, xây dựng chiến lược để có thể cạnh tranh được với các cường quốc khác. Đầu tiên, nước ta cần chú ý đến vấn đề rào cản thương mại: Nền kinh tế mở cửa, hội nhập là xu thế của toàn Thế giới. Vấn đề thương mại qua các biên giới ở Malaysia vẫn rất thuận lợi. Tuy nhiên, đây không hẳn là một thị trường tự do và mở cửa hoàn toàn. Malaysia vẫn muốn đảm bảo an toàn cho môi trường cũng như duy trì các tiêu chuẩn văn hóa, tôn giáo từ trước đến nay nên tạo ra các rào cản nhập khẩu. Một trong những rào cản về kỹ thuật khắt khe nhất đó chính là chứng nhận Halal đối với tất cả các thực phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm này phải có nguồn gốc, thành phần đạt chuẩn theo yêu cầu của thị trường Halal. thi-truong-MaylaysiaVấn đề thuế nhập khẩu cũng là điều các doanh nghiệp quan tâm.Ở Malaysia, thuế được áp đặt dựa trên cơ sở giá bán với mức thuế trung bình đang áp dụng là 6,1% đối với hàng công nghiệp. Nhóm hàng như rượu, thịt gia cầm, thịt lợn… lại được Malaysia tính thuế khá cao. Đối với mức thuế dành cho các dòng thuế có sản lượng địa phương đáng kể ở mức cao hơn; nhập khẩu cũng là một khía cạnh phải chịu thuế hàng hóa, dịch vụ với tỷ lệ chuẩn 6%. Muốn nhập khẩu vào thị trường Malaysia thì cần có đầy đủ các chứng từ và yêu cầu sau: hóa đơn; danh sách đóng gói; thư gửi hàng, tờ rơi; catalogue; các tài liệu liên quan đến hàng hóa; giấy chứng nhận bảo hiểm; vận đơn/hàng không; thư tín dụng (nếu có); giấy phép, giấy chứng nhận; bằng chứng về thanh toán; mẫu tờ khai cho biết số, mô tả bao bì/thùng, giá trị, trọng lượng, xuất xứ; các mẫu đã hoàn thành thủ tục hải quan phải nộp cho cơ quan Hải quan tại nơi hàng hóa xuất-nhập khẩu; tất cả các khoản thuế… Ghi nhãn/nhãn hiệu cũng là một yêu cầu mà doanh nghiệp Việt Nam cần có khi xâm nhập vào thị trường Malaysia. Nhãn hiệu hay gắn nhãn hiệu cần đầy đủ gồm tất cả các thông tin về quảng cáo hạn chế, nhãn hiệu thực tế và các thông tin cần thiết khác. Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ danh mục các hàng nhập khẩu bị cấm cũng như hạn chế sử dụng tại thị trường này. Trừ một số dòng sản phẩm bảo vệ ngành công nghiệp tại địa phương hay vì lý do an ninh thì tất cả đều bị hạn chế nhập khẩu về định lượng là ít được áp đặt. Xét về quy định hải quan: gồm quy định hải quan và những thông tin liên lạc cho cơ quan hải quan của Malaysia. Tại đây, họ sử dụng hệ thống thuế quan hài hòa để phân loại các sản phẩm. Những sản phẩm xuất-nhập khẩu vào nước đều có thuế quan riêng. Khi có thắc mắc liên quan đến vấn đề phân loại sản phẩm thì có thể được chuyển đến trạm hải quan mà sản phẩm đó nhập khẩu. Các tiêu chuẩn thương mại cũng là yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần nắm rõ để có sự đánh giá và điều chỉnh chất lượng sản phẩm xuất khẩu hợp lý. Như vậy, để có thể tham gia vào thị trường Malaysia đầy tiềm năng là điều không dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh nắm được những cơ hội phát triển thì chúng ta cũng cần phải có kế hoạch rõ ràng để có thể xuất khẩu hàng hóa đến với các thị trường halal. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có thể nhận được giấy chứng nhận halal tại Công ty Halal Việt Nam. Đây là công ty duy nhất, uy tín nhất và đặc biệt đến thời điểm hiện tại có khả năng cấp chứng nhận halal để các sản phẩm của Việt Nam hội nhập và có mặt ở các thị trường Islam. Các bạn có thể liên hệ tư vấn tại địa chỉ: No 4/67 – An oscillator C, Trau Quy, Gia Lam, Hanoi.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *