Những lưu ý quan trọng khi làm việc với đối tác Iran
Iran hiện đang là một trong những thị trường tiêu dùng tiềm năng nhất tại khu vực Trung Đông. Mặc dù Việt Nam ta và quốc gia này đã có quan hệ ngoại giao từ những năm 70 tuy nhiên mối quan hệ này mới bắt đầu phát triển từ năm 2003. Những năm gần đây, đối tác Iran là đối tác quan trọng của thương mại nước ta, là “cửa ngõ quan trọng” để doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam xâm nhập vào khu vực Trung Đông.
Iran là đối tác quan trọng của thương mại Việt Nam
Tuy nhiên, để làm việc hiệu quả và hợp tác trong hòa bình, chúng ta cần tham khảo những thông tin dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất.
– Đối với tổ chức chính phủ: thời gian làm việc từ thứ 7 tới thứ 4 là 7h30 đến 16h30. Riêng ngày thứ 5 là 7h30 đến 13h30.
– Thời gian làm việc của phía công ty, doanh nghiệp là những thông tin quan trọng bạn cần lưu tâm khi làm việc với đối tác Iran. Họ có khung giờ khác biệt với một số nước khác, đó là từ 8h30 đến 12h30 và được tiếp tục từ sau giờ ăn trưa đến 20h.
– Các cửa hiệu sẽ làm việc từ Thứ 7 đến Thứ 5 trong thời gian 9h – 20h.
– Riêng có một số siêu thị sẽ mở cửa đến sau 20h và thực phẩm thì có thể được mua vào tất cả các ngày trong tuần tại các cửa hiệu nhỏ
– Từ 9h – 17h trong các ngày thứ 7 – thứ 4 là thời gian làm việc của văn phòng công sở.
– Ngân hàng làm việc trong khoảng thời gian 7h30 đến 15h30 trong các ngày Thứ 7 – Thứ 4. Riêng ngày thứ 5 từ 07h30 – 12h30.
– Không giống như Việt Nam, ngày nghỉ của đối tác Iran diễn ra vào thứ 5 và thứ 6, do đó các doanh nghiệp cần phải lưu ý để sắp xếp thời gian sang Iran làm việc sao cho phù hợp.
– Iran có khoảng 22 ngày nghỉ lễ và nghỉ kỷ niệm các sự kiện vào các ngày không cố định bởi chúng thay đổi hàng năm theo lịch Persian, lịch hồi giáo, lịch Zoroastrian và lịch Gregorian. Do đó, để tránh lãng phí thời gian, các doanh nghiệp nên biết để thiết lập lịch làm việc tại Iran sao cho hợp lí.
– Ở Iran, quy tắc ứng xử trong kinh doanh có những nét tương đồng như ở Châu Âu, Hoa Kỳ. Khi gặp mặt hay khi tạm biệt chúng ta có thể bắt tay với đối tác Iran, đây là một tập quán được chấp nhận. Chúng ta nên lưu ý việc bắt tay với mọi người nhưng đặc biệt với phụ nữ thì không nên.
– Quần dài, áo sơ mi và jacket là những trang phục mà các quan chức, thương gia Iran thường mặc khi giao tiếp. Những chiếc sơ mi không cổ thường được nhiều quan chức chọn lựa. Đặc biệt, người Iran thường không hay thắt cà vạt.
– Người Iran thích kiểu mẫu đàn ông lịch lãm, thận trọng. Trang phục chuẩn mực nhất khi gặp đối tác Iran là comlê nhưng cà vạt đi kèm thì không cần thiết.
– Nếu là một phụ nữ sang Iran kinh doanh hay du lịch, bạn cũng phải ăn mặc rất dè dặt, như quần áo dài trùm khuỷu tay, chân và trùm tóc. Phụ nữ phải sử dụng khăn trùm để che tóc khi xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên đã có sự thay đổi đáng kể trong một thập niên trở lại đây khi các nhà chức trách dần trở nên bớt khắt khe. Ngày nay, phụ nữ đã có thể trang điểm, mặc quần jeans và chỉ dùng khăn trùm đầu để che tóc. Mặc dù vậy, là một phụ nữ nước ngoài khi đến làm việc với đối tác Iran thì bạn vẫn nên cẩn trọng.
Phụ nữ phải sử dụng khăn trùm khi làm việc với đối tác Iran
– Khi gặp giao dịch, bạn giới thiệu chức danh của đồng nghiệp rồi sau đó mới giới thiệu họ tên của người đó, đây là một điểm rất quan trọng cần phải lưu ý. Thêm vào đó, chỉ các cuộc gặp cá nhân hay sau khi đã thiết lập quan hệ cá nhân thì chúng ta mới sử dụng tên riêng.
– Ví dụ, nếu bạn gặp một giáo sư lần đầu tiên thì xưng hô chức danh cùng với họ của ông ta (Professor Ronak) còn những lần gặp sau có thể chỉ dùng chức danh để xưng hô – Professor mà không cần xưng họ của ông ta.
– Người phụ nữ ở đất nước Iran thường được gọi là “Lady” để thay cho tên gia đình của họ
– Bạn nên chuẩn bị những món quà nhỏ nếu được mời tới nhà đồng nghiệp Iran. Một bó hoa, hộp kẹo sô cô la hay những món đồ lưu niệm bằng pha lê là những gợi ý dễ chuẩn bị nhất.
Nên chuẩn bị những món quà nhỏ khi đến nhà đồng nghiệp Iran
– Trước khi bước vào nhà, bạn cần cở giày dép bởi theo tập quá của người Iran đó là biểu hiện tôn trọng chủ nhà và chủ nhà sẽ đưa dép cho bạn.
– Hiếu khách cũng là một đặc trưng của người Iran. Khi đến nhà của họ, bạn sẽ được mời uống trà, ăn kẹo, hoa quả và họ mong rằng bạn chấp nhận lời mời hiếu khách ấy.
– Và tất nhiên, đất nước đạo Hồi nghiêm ngặt này cấm tuyệt đối thịt lợn, đồ uống có cồn narcotic vậy nên bạn hãy mời đối tác Iran sử dụng món ăn Halal trong một dịp nào đó.
– Sản phẩm phải tới Iran buộc phải có chứng nhận Halal
– Bạn có thể sử dụng Tiếng Anh vì nó được hầu hết thương gia Iran sử dụng khá trôi chảy.
– Việc đúng giờ là vô cùng quan trọng và cần được chú ý tới khi làm việc với đối tác Iran. Do đó bạn hãy cố gắng sao cho đến đúng lịch hẹn, nếu không may đến muộn vài phút nên có một lời xin lỗi.
– Ở Iran cấm hút thuốc ở nhiều nơi, kể cả khách sạn. Vì vậy, bạn nên quan sát xung quanh có người hút thuốc không rồi mới hút.
– Dịp nghỉ Norus (như tết âm lịch của ta) kéo dài khoảng 2-3 tuần và những ngày nghỉ toàn quốc là thời điểm mà các doanh nghiệp nên tránh hẹn gặp giao dịch với các thương nhân Iran.
Hiểu được khó khăn của doanh nghiệp khi làm việc với các quốc gia khu vực Trung Đông, Halal Việt Nam (HVN) ra đời với sứ mệnh hỗ trợ tối đa doanh nghiệp quá trình giao dịch với các nước Hồi Giáo. Tuy Iran hay các nước trong cùng khu vực được coi là “thiên đường” xuất khẩu nhưng họ cũng đưa ra rất nhiều điều kiện, rào cản cho các doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường. Với gần 10 năm kinh nghiệm, HVN đã tư vấn, hỗ trợ và tháo gỡ những “chướng ngại vật” rắc rối cho nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm nước ta khi giao dịch với các đối tác như đối tác Iran.
Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn còn đang khúc mắc trong quá trình giao dịch với các nước Hồi Giáo hay đối tác Iran nói riêng, hãy liên hệ ngay Halal Việt Nam (HVN) để được hỗ trợ và đẩy nhanh tiến độ làm việc với các quốc gia Trung Đông này.
Hotline: 0908 233 102 hoặc 090 637 8666
Địa chỉ: No 4 / 67- An oscillator C, Trau Quy, Gia Lam, Hanoi.
Fanpage: https://www.facebook.com/halalvietnam.vn
Website tham khảo: https://halalvietnam.vn
Chúc bạn thuận lợi trong quá trình giao dịch và làm việc với đối tác Iran để có được hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
.