Để chinh phục được người Hồi giáo, sản phẩm phải có giấy chứng nhận Halal
Thị trường các sản phẩm tiêu dùng cho người Muslim (người theo đạo Hồi) là một thị trường vô cùng tiềm năng, được đánh giá là nơi còn có rất nhiều cơ hội cho hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào. Việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự mặn mà đối với cơ hội mới này thật sự vô cùng uổng phí.
Nếu muốn xuất khẩu hàng hóa vào các quốc gia có cộng động người Muslim, trước tiên các doanh nghiệp nhất định phải có được giấy chứng nhận Halal. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết, tầm quan trọng của giấy chứng nhận Halal. Đồng thời phân tích những cơ hội béo bở cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm ở thị trường hàng nghìn tỉ đô tiềm năng này.
Giấy chứng nhận Halal được hiểu là loại giấy kiểm định chất lượng hàng hóa, các sản phẩm tiêu dùng đạt chuẩn để cộng đồng người Muslim có thể sử dụng được. Việc có giấy chứng nhận Halal nhằm mục đích kiểm soát chất lượng hàng hóa, các sản phẩm để khi xuất khẩu vào các nước thì có được một chất lượng tốt nhất.
Chứng nhận Halal là yêu cầu bắt buộc khi nhập khẩu một loại hàng hóa gì đó vào một số nước Islam và khách hàng người theo tôn giáo này. Sản phẩm được chứng nhận Halal được người Muslim tin tưởng mua và sử dụng. Giấy chứng nhận Halal còn tạo được lòng tin to lớn, được người tiêu dùng trên khắp thế giới lựa chọn vì đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
Giấy chứng nhận Halal thực sự cần thiết cho doanh nghiệp Việt tại thị trường các nước Islam
Chứng nhận Halal của nguyên liệu là phương pháp chứng minh đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhất là kiểm soát các loại thịt động vật. Nếu có được giấy chứng nhận Halal doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia nhập vào chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm Halal trên khắp toàn cầu. Đồng thời tham gia vào một hệ sinh thái có sẵn và đầy tiềm năng. Và quan trọng hơn, giấy chứng nhận Halal còn giúp doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc marketing. Bên cạnh đó là thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác bởi sự uy tín mà giấy chứng nhận Halal mang lại.
Ngành công nghiệp Halal được xem như một miếng mồi béo bở nhưng lại ít doanh nghiệp ở Việt Nam biết tới. Đây được xem như một cơ hội xuất khẩu mới mẻ và đầy tiềm năng. Theo số liệu thống kê thì trên thế giới hiện tại có khoảng 1,6 tỷ người Muslim. Và hiện tại, ngành công nghiệp Halal trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, có giá trị vào khoảng 2.300 tỷ USD mỗi năm. Điều này thu hút không chỉ các nước Islam mà cả các nước không có người Muslim cũng tham gia vào kinh doanh (Việt Nam là một ví dụ điển hình). Tại khu vực ASEAN, 1/2 dân số là người Muslim nên ngành công nghiệp này cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong khu vực.
Để chinh phục được người Hồi giáo, sản phẩm phải có giấy chứng nhận Halal
Việc có được giấy chứng nhận Halal sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường đầy cơ hội và cũng không kém phần thách thức này. Điều này được minh chứng bằng việc các doanh nghiệp nhỏ lẻ đã lợi dụng sự uy tín của giấy chứng nhận Halal để giả mạo, kinh doanh các mặt hàng để lừa bịp người tiêu dùng. Điều này vi phạm nghiêm trọng đến đạo đức nghề nghiệp, nhất là đối với cộng đồng người Muslim. Nếu họ đã sử dụng những sản phẩm giả mạo này thì quả thật nghiêm trọng và khó khăn trong việc lấy lại niềm tin từ khách hàng.
Thị trường các nước Islam này đặc biệt ở chỗ ít có các rào cản về thuế quan. Điều này khiến không ít doanh nghiệp lầm tưởng rằng việc lấy được giấy chứng nhận Halal là điều vô cùng dễ dàng, chỉ cần không có thịt lợn là được. Nhưng đó quả thật là một quan niệm sai lầm, để có được giấy chứng nhận Halal phải đảm bảo chặt chẽ hầu hết các quy trình giết, mổ, xử lý và chế biến các loại gia súc một cách kĩ càng, theo quy chuẩn đã đặt ra từ trước.
Một ví dụ điển hình đó là hầu hết các doanh nghiệp đều mặc định hải sản chính là loại thực phẩm Halal. Nhưng đó lại là một sự phán đoán thật sự tai hại. Nếu hải sản được nuôi bằng những loại thức ăn không phải Halal thì loại hải sản đó sẽ không được xuất khẩu vào các nước Islam. Đó cũng chính là lí do mà Malaysia không nhập khẩu sản phẩm thủy hải sản nuôi của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải thay đổi tư duy bán hàng. Hãy chuyển từ việc bán những gì thị trường yêu cầu chứ không phải bán cái mà mình sẵn có. Thị trường Halal với hơn 1,6 tỉ dân nếu bỏ qua thì đó quả là một sự lãng phí cho các doanh nghiệp Việt.
Để tạo được chỗ đứng và cạnh tranh tại các nước Hồi giáo, bắt buộc sản phẩm của doanh nghiệp Việt phải có giấy chứng nhận Halal
Xuyên suốt cả bài viết chắc bạn cũng đang thắc mắc công ty nào sẽ cung cấp giấy chứng nhận Halal tại Việt Nam uy tín, chất lượng đúng không? Halal Việt Nam sẽ là nơi cung cấp giấy chứng nhận, cũng như mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục mà các doanh nghiệp đang vướng mắc.
Halal Việt Nam (HVN) là trung tâm kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận cho các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước Islam tại Việt Nam. Với một bề dày kinh nghiệm, một đội ngũ nhân viên nhạy bén thì Halal Việt Nam tin rằng sẽ đem đến một dịch vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Nếu bạn đang là một doanh nghiệp có sản phẩm muốn xuất khẩu vào thị trường người Muslim nhưng lại chưa được cấp giấy chứng nhận Halal, hãy đến với Halal Việt Nam (HVN). Halal Việt Nam tự tin sẽ là công ty uy tín hàng đầu về việc kiểm tra quy chuẩn, đánh giá sản phẩm theo những chuẩn mực đã đề ra. Là một đơn vị uy tín, hàng đầu về lĩnh vực này nên một khi doanh nghiệp của bạn đã được Halal Việt Nam cấp giấy chứng nhận thì bạn không cần phải lo lắng các thủ tục xuất khẩu về sau.
Giấy chứng nhận Halal sẽ đưa sản phẩm của doanh nghiệp đi khắp trên thế giới. Hãy liên hệ với Halal Việt Nam qua:
Hotline: +84906378666 / +84908233102
Email: info@halavietnam.vn