Điều kiện giết mổ động vật và gia súc

Chúng ta phải hiểu rằng chỉ thịt động vật Halal thì người Muslim mới được phép tiêu thụ. Một động vật nằm trong chủng loài Halal thì mới được giết mổ theo cách Halal. Ngoài cách cắt cổ ít gây đau đớn và chết nhanh, Islam còn đặt nặng vấn đề đối xử nhân đạo đối với động vật. Động vật phải được nuôi, chuyên chở, bắt và giữ theo điều kiện nhân đạo. Vì thế cách đập đầu, chích điện để gây ngất trước khi cắt cổ sẽ không được chấp nhận trong công nghệ giết mổ Halal.   

1.1 ĐIỀU KIỆN VÀ CÁCH THỨC CẮT CỔ (dhabah) 

Dhabah được xác định là phương pháp giết động vật với mục đích duy nhất là làm cho thịt chúng thích hợp cho con người sử dụng. Những điều kiện sau đây phải được thỏa mãn để Dhabh đạt được yêu cầu của luật Shariah. 

1.1.1 NGƯỜI CẮT CỔ Người thao tác Dhabh phải là người có tinh thần minh mẫn,và là người Muslim trưởng thành. Có thể là nam hoặc nữ. Nếu một người thiếu hoặc mất khả năng do say hay là thiểu năng lí trí thì người ấy phải ngừng công việc cắt cổ ngay. Phải có người Muslim khác vào thay thế vị trí Dhabh này. 

1.1.2 DỤNG CỤ Dao để thao tác Dhabh phải thật sự sắc bén để tạo điều kiện cắt da và mạch máu để máu thoát nhanh và tức thì, nói cách khác là để cho xuất huyết nhanh và toàn bộ. không thể nói là cắt cổ nếu chỉ cắt da và các phần khác mà không cắt mạch cảnh. Không nên mài dao trước mặt động vật đang chuẩn bị cắt cổ. 

1.1.3 NƠI CẮT Nơi cắt được thực hiện trên cổ động vật ở một điểm ngay dưới thanh môn. Theo truyền thống, lạc đà được cắt cổ bằng cách rạch một đường dao ở bất cứ nơi nào trên cổ. tiến trình này được gọi là Nahr. Với cách thức hạn chế hiện đại và cách gây ngất, tiến trình này không còn thích hợp nữa. khí quản và thực quản phải được cắt cùng với động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh. Xương sống không phải cắt. vì thế đầu động vật không hoàn toàn bị nghiêm trọng. 

1.1.4 LỜI CẦU NGUYỆN Tasmiyah hoặc là lời cầu nguyện nghĩa là nhân danh Allah bằng lời Bismillah (nhân danh Allah) hoặc là Bismillah Allahuakbar (nhân danh Allah, Allah vĩ đại) trước khi cắt cổ động vật. Lời cầu nguyện còn khác tùy theo từng trường phái khác nhau. Nhưng lời cầu nhân danh Allah là phổ biến hơn cả và được cho là điều kiện quan trọng của Dhabh. 

NHỮNG HÀNH ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN KHI GIẾT ĐỘNG VẬT 

· Bắt con vật nằm xuống trước rồi sau đó mới mài dao là việc làm không được chấp nhận. Như đã nói ở trên, vì lý do nhân đạo nên hành động mài dao trước mặt động vật trong lúc cắt cổ là không được chấp nhận.

· Để cho dao cắt chạm vào tủy sống hoặc là cắt đứt cổ động vật là việc làm không được chấp nhận. Việc cắt đứt đầu, đánh vào đầu hoặc là đập đầu là việc làm đáng ghê tởm đối với cộng đồng Muslim nói chung.

· Bẻ gãy cổ, lột da, cắt đứt từng phần hay là nhổ lông trong khi động vật vẫn chưa chết hẳn là không thể chấp nhận. Đôi khi trong các lò giết mổ công nghiệp, để đạt được tiến độ người ta đã tháo sừng, tai, chân trước trong khi con vật vẫn chưa chết hẳn. điều này đi ngược lại với nguyên tắc và yêu cầu của Dhabh và cần phải tránh.

· Thao tác Dhabh với dụng cụ cắt đã cùn (không bén) là không được chấp nhận.

· Không được cắt cổ con vật khi để con khác nhìn thấy cảnh đồng loại bị giết. Điều này đi ngược lại tiến trình giết mổ nhân đạo. 

LỢI THẾ CỦA VIỆC GIẾT MỔ HALAL 

Tiến trình được bắt đầu với vết cắt bằng con dao sắt như khuyến cáo đã rút ngắn toàn bộ thời gian cắt cổ, và có vẻ như con vật ít đau đớn hơn là gây ngất. Ở những lò giết mổ hiện đại, con vật bị gây ngất trước khi bị giết, đôi khi con vật vẫn không hề bất tĩnh khi bị đánh một lần mà phải đánh thêm lần nữa. Phương pháp Dhabh cho phép con vật thoát máu nhanh và hiệu quả. Nhịp đập của tim đẩy máu đi vào hệ tuần hoàn. Vì thế tim đập càng mạnh thì máu thoát ra càng nhiều. Sự co giật không chủ động của con vật bị giết theo cách thức Dhabh nhiều hơn những con vật bị gây bất tỉnh. Các điều kiện sinh lý được diễn tả có hiệu lực đối với sự thoát máu của cơ thể con vật, nhưng nó chỉ hoạt động hết công suất nếu con vật bị cắt cổ trong lúc còn sống bằng cách cắt cuống họng và để lại phần cột sống mà không gây bất động cho bộ não của con vật (Khan, 1991). Bằng phương pháp gây ngất hoặc gây sốc, con vật vẫn còn sống một vài phút sau đó. Vì lý do này mà một vài cơ sở giết mổ dùng gây ngất cho súc vật và dùng gây giật trong nước có điện cho gia cầm. Ở một số nước, gây ngất bằng cách đánh đã làm cho súc vật bị chết. Cũng vì lý do này mà một số tổ chức đã không cho phép gây ngất trong quy trình giết mổ Halal (AFIC,2003)./.

Halal Việt Nam HVN – Hội đồng đánh giá và cấp chứng nhận Halal tại Việt Nam
– Trụ sở
: Số 4/67- An Đào C, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
– Chi nhánh HCM: P.702A Tầng 7, Tòa Nhà Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
– Hotline: +84 90 637 8666+84 936 220 768+84 988 450 093
– Email: info@halalvietnam.vn
– Fanpage: fb.com/halalvietnam.vn
– Website: https://halalvietnam.vn/

Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi qua emai: info@halalvietnam.vn hoặc qua liên hệ nhanh bên dưới: