Trên thế giới hiện nay có một cộng đồng người dân đông đảo chiếm tới 23% dân số Toàn cầu đó chính là cộng đồng những người Islam. Từ đây, xuất hiện các sản phẩm dành cho người Islam gọi là thị trường halal. Bởi, người Islam bị nghiêm cấm ăn thịt một số loài động vật như lợn, các con vật ăn thịt sống, ăn tạp,uống rượu bia hay các chất lên men…
Vì thế, mặc dù đông dân tạo nên một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm nhưng mặt khác thị trường này rất khắt khe trong các loại sản phẩm/dịch vụ. Để có thể xâm nhập vào thị trường Islam hay còn gọi là thị trường halal thì đòi hỏi cần phải có các sản phẩm được chứng nhận halal. Do vậy, các doanh nghiệp nhận định cơ hội lớn, thách thức không nhỏ cho ngành lương thực thực phẩm Việt Nam khi tham gia thị trường thực phẩm Halal.
Halal là bách khoa toàn thư dịch nghĩa theo tiếng Ả rập có nghĩa là hợp pháp, hợp lý về những quy định hay quy luật mà Kinh qur’an trong đạo Hồi đưa ra. Đây là quy luật thể hiện mối quan hệ với Thượng đế, gia đình, xã hội và chính bản thân mỗi người. Trái ngược với Halal là Haram. Cả hai đều được đưa ra để cân nhắc trên mọi khía cạnh của đời sống. Đặc biệt là vấn đề ăn uống của cả cộng đồng. Nên ngành lương thực thực phẩm trong thị trường halal rất được chú trọng.
Chứng nhận halal cũng từ đó ra đời nhằm đảm bảo lợi ích cho cộng đồng người Islam. Đối với người dân ở đây, việc hàng ngày sử dụng các thực phẩm halal là điều dĩ nhiên. Do vậy, các sản phẩm muốn vào được thị trường này thì cần tuân thủ quy trình chứng nhận đầy đủ của halal. Qua chứng nhận này, chúng ta đã xác nhận rõ ràng về nguồn gốc, các yêu cầu khác đáp ứng quy định của Kinh qur’an.
Thị trường halal là một thị trường tiềm năng và mang lại cơ hội phát triển cho nhiều nước. Việt Nam cũng đã nắm lấy cơ hội và xuất khẩu các thực phẩm có đủ chứng nhận halal vào thị trường này.
Ngành lương thực thực phẩm của Việt Nam là một trong những ngành có nhiều khả năng phát triển ở thị trường halal. Với một nước đông dân cũng như có lợi thế để sản xuất nông sản thì nước ta hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu lớn của cộng đồng Islam. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì Việt Nam cũng không thể không có những thách thức cần vượt qua khi muốn xuất khẩu lương thực thực phẩm halal.
Ngành lương thực thực phẩm của nước ta đang trên đà phát triển rất tốt và có cơ hội tăng trưởng hơn nữa. Theo thống kê cho thấy, trong năm 2018 nhóm hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 27 tỷ USD (chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Chỉ tính từ 6 tháng đầu năm 2019, riêng hàng nông sản đạt 12,3 tỷ USD giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, hạt điều, cà phê, rau quả hay thủy sản có giá trị kim ngạch cao. Tổng giá trị 5 mặt hàng này lên tới 3 tỷ USD.
Việt Nam đã không ngừng vươn ra Thế giới. Các mặt hàng của nước ta đã có mặt ở hơn 200 thị trường. Các thị trường phát triển mạnh đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Mỹ, EU… Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa bởi theo dự kiến đến 2050 dân số toàn cầu khoảng 9 tỷ thì nhu cầu lương thực thực phẩm cũng tăng lên tới 70%.
Một điểm thuận lợi nữa cho nước ta đó chính là thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do giữa các nước được giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn. Điều này sẽ tạo sức hút cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đồng thời tạo động lực để chúng ta sản xuất nông thủy sản mới.
Theo thống kê của Giám đốc Vietnam Halal Center, thị trường halal có giá trị khoảng 2 tỷ USD nhưng các thực phẩm Halal chỉ mới đáp ứng được gần 10%. Với việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, các nguyên liệu cho thị trường halal như thủy hải sản, gạo, cà phê, rau củ, điều và các loại hạt…Việt Nam sẽ có cơ hội khai thác triệt để khoảng trống lên đến 90% giữa nhu cầu và thị hiếu của thị trường halal.
Thách thức cho Việt nam tại thị trường halal
Bên cạnh những cơ hội thì khi tham gia vào thị trường Halal, Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn khó lường cùng những biến động tiềm ẩn thậm chí là một cuộc chiến lớn giữa các cường quốc. Vì thế, tâm lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị tác động và có ảnh hưởng tiêu cực hơn.
Các nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Canada, EU… đã áp dụng các phương pháp về an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt. Vấn đề bảo vệ môi trường cũng được các nước này rất đề cao. Trong khi đó, nước ta lại sản xuất còn mang tính tự phát, manh mún và chưa kiểm soát hết về an toàn thực phẩm nên cạnh tranh là rất khó.
So với các nước khác, ở Việt Nam còn non kém về thương hiệu, thị trường quảng bá chưa hấp dẫn, năng lực cạnh tranh còn thấp, các thủ tục và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu còn khá cồng kềnh và phức tạp.
Dây chuyền sản xuất, công nghệ chưa hiện đại, các phương pháp tiêu chuẩn chưa cao, chưa có sự quản lý chặt chẽ trong vấn đề an toàn thực phẩm cũng như trong quá trình nuôi, trồng, sản xuất, chế biến chưa hợp lý.
Do vậy, Việt Nam cần nhìn nhận lại và thay đổi theo hướng tích cực hơn mới có thể cạnh tranh với các nước lớn. Đồng thời, biết sử dụng triệt để các điều kiện thuận lợi, cơ hội có sẵn cũng như khắc phục các yếu điểm để xâm nhập vào thị trường halal nhanh và hiệu quả hơn.
Để các sản phẩm lương thực thực phẩm Việt Nam được chứng nhận halal, đảm bảo chất lượng thì các bạn có thể liên hệ công ty Halal Việt Nam để được cung cấp chứng nhận halal. Đây là công ty duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam cho đến thời điểm này.
Địa chỉ liên hê: No 4/67 – An oscillator C, Trau Quy, Gia Lam, Hanoi.